
Anthony William – tác giả của chuỗi cuốn sách với tiêu đề: “Cơ thể tự chữa lành” với các chủ đề như: giải cứu gan, phục hồi tuyến giáp, Thanh lọc để phục hồi, giải cứu não, nước ép cần tây, thực phẩm thay đổi cuộc sống, phác đồ thanh lọc và công thức giải cứu não,…..
Ông chào đời với năng lực kỳ diệu: ông có thể trò chuyện với 1 linh hồn tối cao. Linh hồn ấy cung cấp cho ông những thông tin y tế phi thường và đôi khi, vượt xa thời đại.
Từ năm 4 tuổi, khi ông khiến cả gia đình choáng váng trước lời chuẩn đoán bà của ông mắc ung thư phổi ( các xét nghiệm y tế sau đó đã xác thực điều này), Anthony đã vận dụng tài năng của mình để “đọc” tình trạng sức khỏe của mọi người và hướng dẫn họ cách chữa lành. Độ chính xác và tỷ lệ chữa trị thành công đến khó tin đã đem lại cho ông sự tin tưởng và yêu mến của hàng ngàn người trên khắp thế giới. Từ các ngôi sao, tỷ phú, vận động viên, tới các tác giả và bác sĩ danh tiếng. Anthony đã trở thành nguồn thông tin vô giá đối với nhiều bác sĩ đang trăn trở với những ca bệnh phức tạp nhất.
Trong cuốn sách này: Phục hồi tuyến giáp, Anthony đã đưa ra những quan niệm mới mẻ về bệnh tuyến giáp, hé lộ EBV là nguyên nhân cốt lõi. Ông đã phá giải nhiều giả thuyết về tuyến giáp mà có thể bạn cũng từng nghe nói, đồng thời đưa ra những lời giải thích xuất sắc và vô cùng sáng suốt. Các thực phẩm bổ sung, chế độ ăn uống, thảo mộc và các kỹ thuật chữa lành tuyến giáp đều rất độc đáo và vô cùng quý giá. Ông cho chúng ta biết rằng, chúng ta không cần phải chịu đựng bệnh tuyến giáp thêm nữa.
Bệnh mãn tính hiện đang ở mức cao chưa từng thấy. Những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính này là những người đang phải sống 1 cuộc đời với nhiều hạn chế mà không nhận được lời giải thích nào, hoặc chỉ nhận được đáp án không hợp lý, thậm chí khiến họ cảm thấy tệ hơn. Bạn có thể là 1 trong số họ. Nếu vậy, bạn có thể chứng thực rằng y học vẫn đang cố gắng tìm lời giải đáp cho sự lan tràn của những triệu chứng và đau khổ bí ẩn.
Cũng như bất cứ mưu cầu nào khác của con người, y học vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Y học không ngừng phát triển, vì vậy những giả thuyết hôm nay có vẻ tối tân và hoàn hảo, ngày mai có thể sẽ trở nên lỗi thời. Điều này có nghĩa là: Khoa học hiện chưa biết hết mọi câu trả lời.
Chúng ta đã chờ đợi những thông tin chân thực về các vấn đề tuyến giáp từ cộng đồng y khoa hơn 100 năm qua, nhưng vẫn chưa nhận được. Bạn không cần đợi thêm 10, 20, 30 năm hay lâu hơn nữa thế để những nghiên cứu khoa học tìm ra câu trả lời thực sự. Cuốn sách này không giống những cuốn sách sức khỏe khác. Đôi khi, thông tin trong sách này sẽ trái ngược với những điều bạn từng nghe, và đôi khi, lại khá giống những thông tin khác, với 1 số khác biệt nhỏ nhưng quan trọng. Thông tin trong cuốn sách này không phải những giả thuyết được tái chế hay tân trang lại để có vẻ như 1 hiểu biết mới về sức khỏe tuyến giáp. Chúng không đến từ các nhóm lợi ích, những khoản cấp vốn cho y tế với điều kiện ràng buộc, những nghiên cứu chắp vá, các bên vận động hành lang, hối lộ nội bộ, những hệ thống niềm tin,……..Những rào cản này đã ngăn trở các nghiên cứu y khoa đạt được những tiến bộ vượt bậc, vốn cực kỳ cần thiết trong việc thấu hiểu các bệnh mãn tính.
Nếu bạn là người chỉ tin vào khoa học, xin hãy biết rằng tác giả cũng yêu thích khoa học. Và hãy biết rằng khoa học và tuyến giáp vẫn còn cách nhau rất xa trong thời đại ngày nay. Tuyến giáp vẫn còn là bí ẩn y học. Các nghiên cứu khoa học về tuyến này vẫn còn mơ hồ và chưa đưa ra được những câu trả lời thuyết phục về nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp.
Tình trạng bệnh tuyến giáp phổ biến hiện nay có ý nghĩa to lớn hơn tất cả những gì chúng ta từng biết. Những gì bạn sắp đọc sau đây không giống với bất cứ thông tin tuyến giáp nào bạn từng đọc. Những thông tin này đã cứu giúp hàng chục ngàn người trong những thập kỷ gần đây.
“Chúng ta đều muốn giúp mọi người khỏe mạnh hơn và tôi mong bạn trở thành 1 chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tuyến giáp. Thấu hiểu được sự thật sẽ thay đổi mọi thứ liên quan tới bạn và những người xung quanh.“ – Trích câu nói của Anthony William.
Chương 1: Sự thật về Tuyến Giáp
Khi cơ thể có những triệu chứng: hay mệt mỏi, rụng tóc, mất ngủ, không kiểm soát cân nặng, chóng mặt, lo âu, trầm cảm…. mà không rõ nguyên nhân. Bạn sẽ đi thăm khám và làm các xét nghiệm. Có thể các xét nghiệm cho thấy không có vấn đề gì nhưng những triệu chứng thì vẫn còn. Bạn đi thăm khám vài nơi, vài bác sĩ cũng không ra được bệnh. Bạn dần cảm thấy mất lòng tin vào bác sĩ và chính bản thân. Quá lo lắng, bạn tìm đọc các bài viết về tuyến giáp trên mạng và tự hỏi :”Liệu đó có phải là thứ khiến bạn đau ốm không??
Chúng ta đang sống trong 1 xã hội đổ lỗi. Con người chúng ta luôn cố gắng lấp đầy các khoảng trống dù đó là đáp án chính xác hay không? Khi xuất hiện 1 vấn đề, chúng ta muốn có lời giải thích nhanh nhất có thể. Chúng ta nghĩ, càng nhanh chóng có câu trả lời, ta càng có thể bảo vệ bản thân khỏi tình huống hỗn loạn tương tự trong tương lai 1 cách hiệu quả hơn.
Nhưng nếu rốt cuộc, chúng ta đổ lỗi nhầm hoặc đó không phải đáp án đúng thì sao? Sẽ ra sao nếu trong lúc vội vã tìm nguyên nhân dữ liệu trên bảng tính không chính xác??
Đó chính là tình cảnh hiện tại của bệnh tuyến giáp. Ý nghĩ rằng phần đông dân số phải chịu đựng những cơn đau đớn hay khó chịu triền miên mà không rõ nguyên nhân đi ngược lại hình ảnh chuyên nghiệp mà các cơ sở y tế cảm thấy mình có trách nhiệm phải duy trì. Và do đó, khi chưa có câu trả lời , các nghiên cứu phát triển những giả thuyết như tự miễn để đổ lỗi cho cơ thể. Những quan niệm y khoa sai lầm này là những sai lầm vĩ đại về bệnh mãn tính.
Những triệu chứng và bệnh tuyến giáp không phải do cơ thể nổi loạn chống lại bạn. Cơ thể sẽ không bao giờ phản bội bạn. Cơ thể làm việc ngày đêm vì bạn bởi cơ thể yêu thương bạn vô điều kiện.
Virus Tuyến Giáp
Nếu nhận được chuẩn đoán mắc viêm tuyến giáp Hashimoto, suy giáp hay bất kỳ vấn đề tuyến giáp nào, thì nhiều khả năng bạn hiện không nhận được biện pháp điều trị hiệu quả nhất, bởi vì chừng nào chưa thực sự hiểu thấu căn nguyên của bệnh tuyến giáp, các cộng đồng y tế sẽ không thể đưa ra những phương pháp điều trị gốc rễ vấn đề.
Ngay cả khi đã xét nghiệm các vấn đề tuyến giáp và nhận được kết quả bình thường, bạn vẫn có thể đang phải khổ sở vì tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc dưới mức thông thường mà không hề hay biết, bởi vì các xét nghiệm tuyến giáp vẫn chưa thật sự chính xác.
Một số bác sĩ tỉnh táo đã bắt đầu nhận ra vấn đề thứ 2 kể trên. Họ đã thấy quá nhiều bệnh nhân bộc lộ các triệu chứng suy giáp điển hình, dù xét nghiệm không trả về kết quả cho thấy có điều bất ổn. Con số này đông đảo đến mức họ đã đi đến kết luận chính xác rằng, số người mắc các vấn đề tuyến giáp còn nhiều hơn những gì các chuẩn đoán truyền thống cho chúng ta thấy. Trong mắt nhóm y bác sĩ cấp tiến này, bệnh tuyến giáp đã bắt đầu bộc lộ tính chất như 1 dịch bệnh.
Hiện nay nhiều nguồn thông tin cho rằng bệnh tuyến giáp là do cơ thể bạn đang tấn công lại chính nó. Mặc dù những thông tin bạn tìm thấy bên ngoài có thể mang đầy thiện ý, nhưng lại dẫn dắt mọi người theo phương hướng sai lầm là bởi 2 lý do sau:
+ Các nguồn tin trên vẫn dựa trên tiền đề cho rằng bệnh tự miễn là hiện tượng cơ thể tấn công chính nó, điều này vô cùng sai lầm.
+ Tuyến giáp ngày càng được chú ý, mọi người càng ít có xu hướng bước lùi lại để quan sát bức tranh tổng thể.
Vậy , Có phải tuyến giáp đang bị tấn công không? Câu trả lời là: Đúng.
Tuyến giáp có phải 1 khía cạnh quan trọng của sức khỏe không? Câu trả lời là: Quan trọng hơn hẳn những gì chúng ta nghĩ.
Tuyến giáp bị tổn thương có phải lý do hàng triệu người đang đau ốm không? Câu trả lời là: Không.
Sau đây là sự thật quan trọng mà các tạp chí y khoa chuyên ngành, mạng internet và những tài liệu mới nhất đã bỏ qua: Một vấn đề tuyến giáp không phải lý do gốc rễ đằng sau bệnh tật của 1 người. Tuyến giáp có vấn đề chỉ là 1 triệu chứng khác mà thôi.
Các tuyến giáp lớn hơn rất nhiều so với tuyến nhỏ bé nằm ở cổ này. Nguyên nhân ở đây là 1 thứ tràn lan khắp cơ thể, một thứ có tính xâm lược và chính nó chịu trách nhiệm cho danh sách dài lê thê các triệu chứng bị gán cho bệnh tuyến giáp: virus tuyến giáp.
Loại virus này không chỉ nhắm vào tuyến giáp. Khi virus này tới được tuyến giáp của bạn, nó đã bước vào giai đoạn thứ 3 và đã gây rắc rối cho sức khỏe của bạn trong các giai đoạn trước đó. Khi đã đến được tuyến giáp, virus sẽ không dừng lại. Mục tiêu của nó là lan xa hơn nữa và tấn công hệ thần kinh, gây ra hàng chục triệu chứng bí ẩn khác và tàn phá sức khỏe của bạn nhiều hơn nữa.
Bạn hãy chính là chuyên gia tuyến giáp mới.
Bạn thấu hiểu được sự thật chính là bước quan trọng trước nhất. Bạn sẽ nắm được kiến thức chuyên sâu về tuyến giáp – những kiến thức sẽ thay thế các lý thuyết ngoài kia. Bạn sẽ thấu hiểu tuyến giáp rõ hơn bất cứ ai. Bạn sẽ có thể vận dụng những sự thật ấy để giúp bản thân lành bệnh. Bạn sẽ trở thành chuyên gia về tuyến giáp. Và điều quan trọng, kiến thức chuyên môn của bạn sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, nhiều hơn con số bạn có thể tưởng tượng ra.
Chương 2: Những yếu tố kích hoạt virus tuyến giáp
Khi 1 người nhiễm virus tuyến giáp, mục tiêu của virus là từ trong máu tiến vào các hạch bạch huyết rồi các cơ quan như: gan, rồi xâm nhập tuyến giáp và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Trong quá trình này, thường sẽ có 1 chút ngừng nghỉ rồi tái phát, đó là lý do bạn có thể sẽ trải qua những giai đoạn khỏe lên và sau đó chuyển sang tình trạng tồi tệ hơn trong suốt thời gian mắc bệnh. Ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình, virus sẽ ẩn náu trong cơ thể, gia tăng số lượng và chờ đợi thời cơ thích hợp để thực hiện bước đi tiếp theo. Và điều gì quyết định” thời cơ thích hợp” này? Chính là các yếu tố kích hoạt.
Chính vào lúc bạn cảm thấy cuộc sống đặc biệt khó khăn như: trải qua nỗi lo về tài chính, sau khi ly hôn, phải chịu đựng tổn thương, mất đi người thân, sau khi sinh nở, trầm cảm……Đó là những sự kiện, trải nghiệm cảm xúc, yếu tố môi trường,…..có thể cung cấp cho virus tuyến giáp loại nhiên liệu cần thiết để tiến vào trạng thái tăng trưởng tích cực. Nói cách khác, đây chính là những nguyên nhân phổ biến có thể khiến virus tuyến giáp từ trạng thái ngủ chuyển sang chế độ tấn công và gây ra vấn đề tuyến giáp.
Những trải nghiệm mãnh liệt kể trên kích hoạt các phản ứng sinh lý như: tăng hormon, trong đó có tình trạng dư thừa adrenaline, từ đó cung cấp nhiên liệu cho virus. Cùng lúc đó, những trải nghiệm và các sự kiện này báo hiệu cho virus biết rằng hệ miễn dịch của bạn không còn mạnh mẽ như lúc bình thường, tức là thời điểm thích hợp để virus chiếm lấy lợi thế đã đến.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố kích hoạt không liên quan đến trạng thái cảm xúc: bạn mới đi gỡ bỏ miếng trám răng kim loại, dẫn đến giải phóng thủy ngân vào trong máu, bạn mới phơi nhiễm 1 nguồn nhiên liệu khác mà virus tuyến giáp ưa thích, như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng hoặc 1 yếu tố làm hao kiệt hệ miễn dịch như nấm mốc.
Nhiều nguồn thông tin đã đưa ra rằng: virus chỉ đơn thuần là tự sao chép, nhưng sự thật là, virus cần nhiên liệu- dù ở dạng hormon, chất độc hay loại thực phẩm nào bạn ăn vào mới có thể sinh sôi. Mặc dù 1 yếu tố kích hoạt cũng có thể kéo virus tuyến giáp ra khỏi trạng thái ngủ, nhưng thông thường, có nhiều yếu tố kích hoạt cùng tham gia, và có thể trải qua nhiều năm. Có thể là những khó khăn từ thời thơ ấu đến quá trình trưởng thành, trải qua 1,2 mối quan hệ khó khăn, gặp tai nạn, ăn uống không đúng cách, mất ngủ,…. đến 1 thời điểm nào đó, virus tuyến giáp mà bạn từng nhiễm phải lúc chào đời, khi đi học hoặc từ 1 món ăn mới đây sẽ chớp lấy cơ hội.
Danh sách những yếu tố kích hoạt:
1. Nấm mốc: tiếp xúc lâu dài với nấm mốc trong tòa nhà nơi bạn dành nhiều thời gian ở đó như nhà riêng hay văn phòng, có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho virus tuyến giáp lợi dụng.
2. Miếng trám răng hỗn hống thủy ngân: Nếu từng trám răng bằng kim loại ( còn gọi là trám bạc), hãy cẩn trọng khi gỡ bỏ. Thủy ngân trong hỗn hống trám răng này thường ổn định khi ở yên 1 chỗ, nhưng quá trình gỡ bỏ có thể sẽ đẩy thủy ngân độc hại vào máu, tạo thành thức ăn cho virus. Nếu muốn thay thế miếng trám kim loại, hãy yêu cầu nha sĩ gỡ bỏ mỗi lần 1 miếng trám.
3. Thủy ngân dưới các dạng khác. Vì thủy ngân là 1 trong những loại thức ăn virus tuyến giáp yêu thích nhất, nên hãy cố tránh thủy ngân ở bất cứ dạng thức nào. Chẳng hạn như thường xuyên ăn hải sản, đặc biệt là các loại cá lớn như : cá ngừ và cá kiếm vốn chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể đẩy hệ miễn dịch vượt giới hạn và dẫn đến nhiễm virus tuyến giáp.
4. Thiếu kẽm: thiếu kẽm cũng có thể là vấn đề truyền thừa trong gia đình và ngày càng nghiêm trọng hơn qua các thế hệ. NẾu bạn rơi vào hoàn cảnh lượng kẽm trong máu đặc biệt thấp, điều này có thể tăng mức độ nhạy cảm với virus tuyến giáp.
5. Thiếu vitamin B12: Hệ thần kinh trung ương, gan, và những cơ quan nội tạng khác vẫn có thể thiếu loại vitamin B12 một cách nghiêm trọng, từ đó cho phép virus tuyến giáp phát triển nhanh chóng.
6. Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, trong đó có DDT ( là chất hữu cơ cao phân tử tổng hợp, từng được coi là giải pháp diệt côn trùng gây hại rất đơn giản và rẻ tiền): tiếp xúc với những chất độc từ các nguồn như thuốc phun trên thảm cỏ, trong vườn, công viên và sân gôn có thể vừa hủy hoại cơ thể bạn , vừa cung cấp cho virus tuyến giáp những chất độc cần thiết để phát triển.
7. Thuốc diệt côn trùng trong nhà: thuốc xịt côn trùng bay, kiến , gián và các chất độc khác dùng để diệt côn trùng cũng độc hại đối với bạn. Các độc tố có thể tích tụ trong các cơ quan của cơ thể, góp phần gây ra các vấn đề như: trầm cảm và cung cấp nhiên liệu cho virus tuyến giáp.
8. Người thân qua đời: Tổn thương cảm xúc dưới bất cứ dạng thức nào cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến tuyến thượng thận giải phóng hormon gắn với cảm xúc “tiêu cực”- loại hormon có thể nuôi dưỡng virus. Sự ra đi của người thân yêu là yếu tố kích hoạt virus tuyến giáp mạnh mẽ.
9. Đau lòng hoặc bị phản bội: 1 cuộc ly hôn, chia tay hay bị phản bội cũng là sự kiện làm suy yếu hệ miễn dịch và sản sinh ra các hormon có thể tạo cơ hội hoàn hảo cho virus lợi dụng, phát triển.
10. Chăm sóc người thân bị bệnh: Việc phải chứng kiến một người gần gũi chịu khốn khổ và chăm sóc họ, thậm chí đôi khi thực sự cảm nhận được đau đớn của họ, có thể đè nặng lên bạn. Đó là trải nghiệm có thể vừa gây suy yếu hệ miễn dịch, vừa tăng cường sức mạnh cho virus tuyến giáp.
11. Các loại thuốc kê đơn “thân thiện” với virus: kháng sinh và các loại thuốc benzodiazepine có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và nuôi dưỡng virus tuyến giáp.
12. Thuốc kê đơn quá liều: Dùng thuốc liều lượng cao, đặc biệt là dùng nhiều loại cùng 1 lúc, có thể tạo nên 1 hỗn hợp áp đảo hệ miễn dịch, mở ra cơ hội cho virus tấn công.
13. Thay đổi hormon: 1 sự thay đổi hormon lớn như: dậy thì, mang thai hay sinh con có thể cung cấp cho virus tuyến giáp loại thức ăn yêu thích nhất của nó – hormon. 1 lượng quá lớn những hormon này được giải phóng vào máu sẽ cung cấp cho virus loại nhiên liệu nó cần để phát triển. Khi thay đổi hormon đạt đỉnh, hệ miễn dịch có thể sẽ yếu đi, tạo lợi thế cho virus.
14. Lạm dụng chất kích thích giải trí.
15. Khó khăn tài chính: khi bạn phải lo lắng cho cuộc sống, các chi phí,…. những cảm xúc tiêu cực sẽ đến và có thể sẽ quá sức chịu đựng. Nỗi sợ thất bại, sợ chết, sợ mất hình tượng…. làm suy yếu đi khả năng chống lại tình trạng lây nhiễm virus tuyến giáp của hệ miễn dịch.
16. Chấn thương thế chất.
17. Dịch vụ giặt thảm chuyên nghiệp: chất giặt thảm có chứa hóa chất tổng hợp vô cùng độc hại. Hít phải những loại hơi độc này gây suy yếu hệ miễn dịch và nuôi dưỡng virus tuyến giáp.
18. Sơn mới.
19. Bơi lội mùa hè: tác giả có khuyến cáo chúng ta nên chú ý đến những cảnh báo thủy triều đỏ.
20. Dòng chảy: Dòng chảy từ các bãi rác thải lưu cữu có thể chứa kim loại nặng và các chất độc hại chảy vào sông hồ gần đó. Nếu bơi lội ở những hồ này có thể khiến bạn nhiễm những chất độc đó.
21. Mất ngủ: Mọi vấn đề về giấc ngủ nếu kéo dài đều sẽ gây rối loạn cơ thể, và dần dần cho virus tuyến giáp cơ hội thức tỉnh.
22. Côn trùng đốt và cắn: bị côn trùng đốt hay cắn sẽ để lại nọc độc trên da, từ đó dẫn đến nhiễm trùng và làm suy giảm hệ miễn dịch.
SỰ THẬT VỀ CÁC YẾU TỐ KÍCH HOẠT
Những yếu tố kích hoạt nêu trên sẽ giúp bạn hiểu được 1 vài điều về tình trạng của mình. Thấu hiểu được nguyên nhân đằng sau căn bệnh sẽ đưa bạn bước lên con đường chữa lành đúng đắn.
Tác giả có nhấn mạnh rất nhiều lần: “Những yếu tố kích hoạt này không phải lỗi của bạn. Chúng không có nghĩa rằng bệnh tật là lỗi của bạn hay của cuộc sống mà bạn lựa chọn. 1 yếu tố kích hoạt chỉ là 1 yếu tố kích hoạt. Để 1 yếu tố kích hoạt có thể cung cấp nhiên liệu cho virus tuyến giáp, trước tiên, loại virus đó phải có sẵn trong cơ thể bạn. Nói theo cách khác: Virus tuyến giáp giống như 1 ngọn lửa. 1 yếu tố kích hoạt chỉ đơn giản như thêm dầu vào lửa để ngọn lửa ấy nóng hơn và lan nhanh hơn”
Đây là lý do 1 cặp vợ chồng có thể cùng phơi nhiễm nấm mốc – chung sống, hít thở, thậm chí ăn uống trong cùng 1 ngôi nhà mỗi ngày – nhưng người chồng hoàn toàn khỏe mạnh trong khi người vợ phải nằm liệt giường vì nấm mốc. Trong ví dụ này, trong cơ thể người vợ có virus tuyến giáp và nấm mốc kích hoạt virus gây ra các vấn đề sức khỏe làm suy yếu hệ miễn dịch đến mức virus có thể chiếm ưu thế, còn người chồng không nhiễm virus.
Tác giả nhấn mạnh, ông không muốn độc giả sau khi biết danh sách các yếu tố kích hoạt loại virus này trỗi dậy mà cảm thấy sợ hãi cuộc sống. Bởi vì, sự thật là, chúng ta có 1 quyền cơ bản được Chúa Trời ban tặng để vượt qua những khó khăn trong đời mà không bị tổn thương. Chúng ta được quyền trải qua những sự kiện thử thách bản thân – chúng ta phải trải qua những thử thách đó – nhưng chúng không nhất định sẽ hạ gục được chúng ta. Bạn có quyền cơ bản để không phải sợ hãi các yếu tố kích hoạt. Bạn có quyền tự do trải nghiệm 1 cuộc đời không bệnh tật.
Vậy thì, bạn sẽ tiến về phía trước như thế nào với hiểu biết mới này?
Bạn hãy sử dụng các thông tin trong danh sách yếu tố kích hoạt trên để nâng cao nhận thức của bản thân và bảo vệ chính mình cũng như cả gia đình khỏi những yếu tố kích hoạt có thể tránh được này. Sau đó, hãy vận dụng các biện pháp mà bạn sẽ đọc được xuyên suốt cuốn sách này để chế ngự virus tuyến giáp, xây dựng hệ miễn dịch và phục hồi tuyến giáp để chăm sóc bản thân theo cách bạn luôn xứng đáng được chăm sóc; và rồi, bạn sẽ bước vào trạng thái lý tưởng để đối mặt với tất cả những điều mà cuộc đời đặt ra cho bạn.

CHƯƠNG 3: VIRUS TUYẾN GIÁP HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO??
Virus tuyến giáp có dễ lây nhiễm không?? Câu trả lời là: Rất dễ.
Bạn có thể nhiễm loại virus này khi uống chung cốc bia với 1 người bạn ở trường đại học, từ nụ hôn khi hẹn hò, từ 1 lần đi ăn tại nhà hàng nơi có vị đầu bếp nhiễm virus bị đứt tay, khi truyền máu, khi dùng chung phòng tắm tập thể, khi bị người khác hắt hơi vào hồi tiểu học, thậm chí có thể từ cha mẹ trong quá trình thụ thai,….. và hoàn toàn có khả năng bạn đã nhiễm virus tại thời điểm đó nhưng không nhận ra; bởi vì trong những giai đoạn đầu, virus tuyến giáp thường không gây bất cứ triệu chứng nào ngoài 1 cơn ngứa họng nhẹ và chóng vánh, kèm theo chút mệt mỏi. Có lẽ, từng có 1 hoặc 2 tuần, dù khi bạn còn nhỏ, ở tuổi thiếu niên hay lúc trưởng thành, thậm chí khi bạn chỉ là em bé, bạn cảm thấy kiệt sức không rõ nguyên nhân, và rồi tình trạng đó qua đi. Sự kiện này chắc hẳn không đáng chú ý nên bạn hoặc gia đình bạn không hề có ấn tượng, do đó không hề nhớ về nó.
Virus này có thời gian ủ bệnh, thi thoảng nó khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, sốt, đau họng, đau đầu, sưng các tuyến, phát ban……đến rồi lại qua đi. Thật ra, ngay cả khi những triệu chứng ban đầu biến mất, loại virus này đang dần biến cơ thể bạn thành căn cứ của nó, di chuyển và gia tăng số lượng để 1 ngày, có thể là nhiều tuần hoặc nhiều thập kỷ sau – khi các yếu tố kích hoạt và tình huống thích hợp gặp nhau – virus có thể tiến lên tuyến giáp, căn cứ tốt nhất để nó phát triển mạnh đến mức gây viêm hoặc tấn công hệ thần kinh trung ương.
Virus Tuyến Giáp là gì???
Một loại virus có thể dễ dàng mắc phải khi uống chung và ở chung hồi đại học, liên quan đến nụ hôn,… khiến 1 người mệt mỏi, sốt, đau họng,…. nghe giống bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng đúng không? Bởi vì , chính là nó. Đúng vậy, mầm bệnh mà tác giả vẫn gọi là ” virus tuyến giáp” chính là thứ gây ra tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: Virus Epstein – Barr (EBV). Các cộng đồng y khoa vẫn chưa khám phá ra rằng, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là giai đoạn 2 của loại virus này; và trên thực tế, loại virus này trải qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 nhắm vào tuyến giáp, và chịu trách nhiệm cho hơn 95% các vấn đề tuyến giáp.
Các chủng Virus Epstein – Barr ( EBV)
EBV là 1 loại virus thuộc họ herpes đã tồn tại hơn 100 năm. Nó đã di truyền qua nhiều thế hệ loài người, đột biến và nâng cấp thành nhiều chủng và giống khác nhau trong quá trình di truyền. Có hơn 60 chủng và có thể đc chia thành 6 nhóm theo mức độ nghiêm trọng tăng dần, với khoảng 10 chủng mỗi nhóm.
– Một số chủng EBV ( những chủng thuộc nhóm 1) rất nhẹ và chuyển biến chậm; chúng có thể không gây ra hậu quả nào nghiêm trọng hơn 1 cơn đau lưng và có thể không bao giờ tiến xa tới tận tuyến giáp.
– Những chủng EBV khác hung hăng hơn và chuyển biến nhanh; cúng chịu trách nhiệm cho 1 số căn bệnh tàn phá ghê gớm nhất trong thời đại này, như: đa xơ cứng và nhiều dạng ung thư.
Những loại EBV khác nhau này giải thích lý do tại sao virus biểu hiện rất khác nhau ở những người khác nhau. Chúng cũng giải thích vì sao tồn tại nhiều vấn đề tuyến giáp. Ví dụ như: bướu giáp phát triển do chủng virus đầu tiên trong nhóm 1. Trong đó, cường giáp và bướu giáp độc lan tỏa lại do các chủng EBV thuộc nhóm 4 và 5 gây ra. Đây là những chủng hung hăng khiến tuyến giáp phát sản xuất thêm nhiều mô tuyến giáp để tự vệ, từ đó gây ra hiện tượng sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp. Các chủng EBV trong nhóm 4 và 5 cũng là nguyên nhân lý giải bệnh ung thư tuyến giáp. Trong khi đó, các u bướu lành tính, nhân và u nang có thể phát sinh do nhiều chủng EBV từ nhón 2 đến 6. Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto và suy giáp có thể do 1 chủng EBV thuộc bất cứ nhóm nào gây ra.
EBV hiện đang lan rộng ở mức độ dịch bệnh, với tốc độ nhanh đến mức trong vòng 20 năm tới, sẽ có gần 100 loại virus này – với hầu hết các loại mới tấn công thế hệ trẻ. Tình hình đã tệ đến mức khoảng 17 trong số 100 sinh viên đại học không quay lại trường sau năm học đầu tiên hoặc năm thứ 2 do tác động suwca khỏe của những chủng EBV đột biến mới. Họ đã bị bỏ lại ở nhà, lạc lõng và phải vật lộn với các triệu chứng gây suy yếu của virus; nhiều trong số họ được chuẩn đoán mắc bệnh Lyme. Vì không có được câu trả lời thật sự cho những gì đang xảy ra, họ tuyệt vọng trong quá trình tìm kiếm phương cách chăm sóc bản thân hoặc sống cuộc đời họ từng mơ ước. Hãy nghĩ đến biết bao trẻ em và thanht hiếu niên sẽ bị gạt ra ngoài lè trong khoảng thời gian 2 thập kỷ tới, nếu những chủng đọt biến của virus phát triển với tốc độ như hiện nay.
Đây là loại virus chúng ta cần đặc biệt chú ý hơ bao giờ hết. Chính vì thế, đã đến lúc bạn cần trở thành chuyên gia bằng cách đọc cuốn sách này. Hiểu được cách thức hoạt động của virus tuyến giáp là cách duy nhất để bảo vệ bản thân và những người bạn yêu quý khỏi tất cả các vấn đề mà loại virus này có thể gây ra.
Chất độc của Virus.
Dưới đây là những bộ phận độc hại bị virus thải bỏ trong quá trình sinh sôi và thường gây ra những vấn đề ở Giai đoạn 3 ( khi virus tấn công Tuyến giáp) và Giai đoạn 4 ( khi virus nhắm vào hệ thần kinh trung ương). Chúng là phần lớn nguyên nhân khiến EBV gây khổ sở đến vậy.
– Các sản phẩm phụ của virus: Vì EBV tiêu thụ thức ăn yêu thích gồm: kim loại nặng độc hại, adrenaline dư thừa, và cả trứng ( nếu món này có trong chế độ ăn của bạn), nên EBV sẽ bài tiết ra các chất thải độc hại. Các tế bào virus càng phát triển, các sản phẩm phụ thải ra càng nhiều và càng gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như cản trở hoạt động của van hai lá và khiến tim đập nhanh.
– Xác virus: các tế bào virus có vòng đời khoảng sáu tuần, điều này đồng nghĩa với việc các tế bào thường xuyên chết đi. Xác tế bào virus này cũng rất độc hại; và khi EBV dần phát triển trong cơ thể, sẽ ngày càng nhiều xác virus. Xác virus tích tụ trong gan và hệ bạch huyết dẫn đến tình trạng trì trệ, thường góp phần gây ra các vấn đề như mệt mỏi, tăng cân, tích nước, táo bón, đầy hơi, bốc hỏa, tim đập nhanh, sương mù não và các triệu chứng tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Khi 1 người có nhiều EBV hoạt động trong cơ thể, cuối cùng, xác virus sẽ tiến vào đường ruột. Nếu người đó lấy mẫu phân ở tình trạng này, sự xuất hiện của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, xác virus trong mẫu xét nghiệm thường khiến kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và các bác sĩ bối rối, chuẩn đoán nhầm sang tình trạng ký sinh trùng hoạt động.
– Độc tố thần kinh: EBV sản sinh độc tố thần kinh, loại chất độc có thể cản trở chức năng thần kinh. . Chúng được bài tiết ra dưới dạng 1 phần cặn sản phẩm phụ có màng của virus, sau đó phân tán ra xung quanh, thường làm viêm dây thần kinh và gây nhiều đau đớn. Chúng cũng bám trong xác virus nếu vỏ virus còn sót lại “thịt”, sau đó, chúng có thể lọt ra ngoài khi xác virus trôi dạt khắp cơ thể. Nếu trên đường di chuyển, virus tiêu thụ độc tố thần kinh đã thải ra, các chất độc hại này sẽ được tái sản xuất 1 lần nữa và độc lực của chúng sẽ tăng lên 1 lần nữa, có khả năng gây thiệt hại nhiều hơn đối với tế bào, cũng như kích thích và làm viêm dây thần kinh nghiêm trọng hơn.
– Dermatoxin: chất độc này đc EBV bài tiết khi trong gan xuất hiện đồng và thuốc trừ sâu truyền thừa từ thế hệ trước,(Có nghĩa là nếu thế hệ trước ông bà, bố mẹ của bạn công việc có tiếp xúc nhiều với đồng hay thuốc trừ sâu họ có thể truyền thừa những độc tố đó sang đến thế hệ của bạn) cung cấp 1 loại nhiên liệu đặc biệt cho virus. Bởi vì, EBV có xu hướng làm cho gan và hệ bạch huyết trở nên trì trệ và rối loạn, khiến chúng gặp khó khăn trong việc lọc sạch chất độc trên; do đó, dermatoxin thường sẽ thoát ra qua da , gây kích ứng đau, ngứa ngáy hoặc phát ban,
Các giai đoạn của EBV.
EBV có 4 giai đoạn và bệnh tuyến giáp phát triển trong Giai đoạn 3.
Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi đầu.
Ở giai đoạn này virus sẽ nằm trong máu và thường ở trạng thái ngủ. Khi nhiễm EBV ở giai đoạn đầu này, bạn có lẽ sẽ không có biểu hiện bệnh tật. Không gây hoặc gây ra rất ít cảm giác khó chịu hoặc có thể cảm thấy bơ phờ, mệt mỏi rất nhẹ, mẫn cảm hơn 1 chút với cảm lạnh, cúm, đau họng và đau tai.
Đối với người bị nhiễm chủng EBV hung dữ và có khả năng gây ra các vấn đề tuyến giáp. Giai đoạn này chỉ là sự khởi đầu. Virus đang lặng lẽ nhân giống trong máu, gia tăng số lượng trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều năm, chờ đợi hoàn cảnh thích hợp và yếu tố kích hoạt phù hợp để phát triển lên Giai đoạn 2 – bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, sau đó là gây nhiễm trùng các cơ quan như gan và lá lách.
Giai đoạn 2: Giai đoạn chiến tranh.
Biểu hiện đầu tiên của giai đoạn này cho thấy đó là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Đối tượng chuyển virus từ Giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 hay gặp là khoảng thời gian học Đại học. Thời điểm này, nhiều sinh viên thường thức khuya tiệc tùng và học tập, có chế độ ăn thay đổi theo xu hướng suy giảm chất lượng, ăn những đồ ăn theo trend chưa chắc đã tốt cho sức khỏe,…. khiến cho sinh viên rơi vào tình trạng sức khỏe yếu đi và đa số đến 70% sinh viên mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
Ngoài ra, cũng có những người có thể đã nhiễm loại virus này từ thời điểm trước và sau thời đại học.
Giai đoan này là thời điểm virus có thể lây nhiễm. Trong suốt thời gian phát bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, hệ miễn dịch của bạn sẽ phải chiến đấu với virus EBV. Thay vì âm thầm như trong Giai đoạn 1 và không gây ra bất kỳ rắc rối nào, tại giai đoạn này EBV bắt đầu giải phóng 1 loại hóa chất có khả năng thông báo cho hệ miễn dịch của bạn biết rằng đang có kẻ xâm nhập, tựa như tiếng tù và mở màn chiến tranh. Mục tiêu của EBV là hạ gục hệ bạch huyết, vì đó là cơ chế phòng thủ của cơ thể bạn. Hệ miễn dịch phản ứng bằng cách gửi các tế bào nhận dạng đến ” gắn thẻ” các tế bào virus bằng 1 hormon nhằm đánh dấu chúng là kẻ thù xâm nhập trong máu và bạch huyết. Sau đó, hệ miễn dịch gửi những tế bào chiến binh đến truy lùng và tiêu diệt các tế bào virus đã gắn thẻ.
Trong lúc trận chiến diễn ra, người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng như: đau họng, sốt, đau đầu, phát ban từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy thuộc vào chủng hay loại virus người đó nhiễm phải. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang dùng sức mạnh của nó để bảo vệ bạn. Đến thời điểm nhất định, virus sẽ nhận được tín hiệu cho biết nó không thể duy trì trạng thái hoạt động mãi mãi, nên nó sẽ bắt đầu tìm kiếm nơi trú ngụ lâu dài trong cơ thể. Cuối cùng, chỉ sau 1 tuần hay vài tháng gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, virus sẽ chọn lấy 1 hoặc nhiều cơ quan nội tạng, rút khỏi máu và bắt đầu làm tổ tại đó. Cuộc chiến với virus sẽ lắng xuông và EBv bước vào pha thứ 2 của Giai đoạn 2, ở trạng thái im lìm và rút lui mặc dù nó vẫn sống sót và rất cảnh giác, chỉ tạm nghỉ và nằm đợi các yếu tố kích hoạt. Với những ai đang ở Giai đoạn 2 thì cuối cùng virus sẽ đến được gan trong pha làm tổ này.
Tại sao lại là gan?? Bởi vì gan là bộ lọc của cơ thể, nên những chất độc như( thủy ngân, dioxin, chất béo xấu hay độc tố) được truyền thừa từ các thế hệ đi trước, cũng như các chất thải khác đều tích tụ ở đó. Và trùng hợp thay, đây là 1 vài trong số những loại thức ăn EBV thích tiêu thụ để sống và tái tạo.
Sau khi EBV di chuyển tới các cơ quan, những xét nghiệm máu sẽ chỉ xác định được việc nhiễm EBV trong quá khứ, chứ không phải hiện tại. Chương trình đào tạo y khoa dạy rằng, điều này đồng nghĩa với việc virus không còn gây rắc rối nữa. Thực tế, virus chỉ di chuyển vào sâu hơn trong cơ thể, ngừng chiến đấu toàn lực, nhưng vẫn sống sót và đã tiến lên cấp độ khác với hình thức khác. Việc hiểu sai xét nghiệm máu EBV như trên đã giúp virus lách qua khe nứt hẹp, khiến các cộng đồng y khoa không hiểu được toàn bộ sức phá hoại của EBV. Với tất cả sự tôn trọng, đó là 1 trong những sai lầm ngớ ngẩn nhất của y tế trong cả lịch sử và thời đại hiện nay.
Ở đây, tác giả đã phân tích rất kỹ về việc những kết quả xét nghiệm máu chưa được cộng đồng y tế nhìn nhận đúng bệnh. Cộng đồng y tế vẫn chưa nhận ra rằng nguyên nhân chủ yếu đến từ EBV – 1 loại virus đang lan tràn như 1 đại dịch. Nó đã xâm nhập vào gan nhưng có 1 số người khác, virus sẽ đồng thời chui sâu vào lá lách hoặc cơ quan sinh sản. Theo thời gian sẽ gây viêm và những bất thường ở lá lách. Nếu đi vào cơ quan sinh sản của nữ giới, EBV có thể gây u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang và những biến chứng khi mang thai. Đối với nam giới, 1 trong những mục tiêu phổ biến của EBV là tuyến tiền liệt, sau 1 thời gian nó chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư tuyến tiền liệt.
Thời kỳ làm tổ trong giai đoạn 2 có thể kéo dài khoảng 1 tháng đến 20 năm. Thời gian làm tổ của virus trong cơ thể 1 người tùy thuộc vào chủng virus, nhóm virus cũng như các điều kiện sống và sự tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt của người đó. Ở nhiều người, EBV duy trì trạng thái cấp thấp trong gan suốt hàng thập kỷ và có thể sẽ không chuyển sang giai đoạn tiếp theo cho đến khi người đó 50 tuổi, đặc biệt khi virus thuộc loại ôn hòa hơn.
Ở những người khác, EBV có thể tiến triển từ bệnh tặng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng lên nhiễm trùng gan, rồi lên giai đoạn tiếp theo- nhiễm trùng tuyến giáp- chỉ trong 3 tháng. 1 kịch bản rất phổ biến là giai đoạn làm tổ kéo dài từ 4-5 năm. Sau cùng, khi 1 hay nhiều yếu tố kích hoạt như trải qua quãng thời gian đau buồn, mệt mỏi, chấn thương, stress,…. virus sẽ cảm nhận được lượng hormon căng thẳng gia tăng, nó sẽ hành động, sẵn sàng đột phá sang mục tiêu tiếp theo đó là: Tuyến Giáp.
Giai đoạn 3: Giai đoạn Tuyến giáp.
Ở thời điểm này, 1 số triệu chứng cũ lại quay lại và nếu bạn có đi thăm khám, xét nghiệm các bác sỹ có thể sẽ vẫn chuẩn đoán nhầm, chưa tìm hiểu ra nguyên nhân thực sự đến từ virus EBV.
Trong khi đó, virus đã hoạt động mạnh mẽ trở lại, lấp đầy gan bằng những chất độc, rồi chất động sẽ được giải phóng vào hệ bạch huyết và máu, gây nhầm lẫn cho các bạch cầu Lympho phụ trách việc bảo về Tuyến giáp. Các nghiên cứu y khoa vẫn chưa khám phá ra rằng, tuyến giáp có hệ miễn dịch riêng của nó, và những bạch cầu Lumpho đặc biệt của tuyến giáp là 1 phần quan trọng của hệ miễn dịch ấy. Virus sẽ đánh lạc hướng và làm hệ miễn dịch tổng thể suy yếu đến mức hệ miễn dịch của tuyến giáp rời khỏi tuyến giáp di chuyển đến giúp đỡ bộ phận khác của cơ thể. Lúc này, virus EBV có cơ hội xâm nhập vào tuyến giáp.
Khi virus đã trú ngụ thành công chúng ngừng gây ra các triệu chứng của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Lúc này, virus sẽ đào sâu vào mô tuyến giáp, gây ra các vấn đề về tuyến giáp – những vấn đề này hiện nay thường bị hiểu nhầm với lão hóa, tự miễn và mãn kinh. Virus trưởng thành lúc này sẽ thay đổi hình dạng, chúng có thể xoắn lại và quay tròn như mũi khoan, đào sâu vào tuyến giáp, từ đó giết chế các tế bào tuyến giáp và để lại sẹo trong quá trình di chuyển. Khi virus hình mũi khoan này chết đi và được thay thế, các xác virus sẽ đi vào máu nên nếu lúc này xét nghiệm máy rất dễ bị nhầm lẫn với các loại xoắn khuẩn như vi khuẩn Borrelia và được chuẩn đoán bênh Lyme.
Virus càng lẩn trốn sâu trong tuyến giáp, hệ miễn dịch của bạn càng khó gắn thẻ virus để tiêu diệt. Hơn nữa, độc tố thần kinh, dermatoxin, sản phẩm phụ và xác chết độc hại của EBV luôn cố gắng đánh lạc hướng hệ miễn dịch khiến hệ miễn dịch phải xử lý quá nhiều vấn đề cùng 1 lúc đến nỗi không thể tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc ngăn chặn các tế bào virus đang hoạt động.
Trước khi chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn về tyến giáp, hãy nhớ rằng luôn có 1 số tế bào virus lùi lại phía sau – chúng dựng trại trong gan , lá lách hoặc hệ sinh dục – sau khi phần lớn virus đã di chuyển đi chiếm đóng tuyến giáp. Các tế bào EBV trụ lại sẽ tiếp tục sống nhờ vào nguồn thực phẩm chúng tìm thấy trong các cơ quan kể trên; tức là, rất lâu sau khi bắt đầu tàn phá tuyến giáp, virus vẫn tiếp tục góp phần gây ra những vấn đề ở các cơ quan đó, chẳng hạn như: gan nhiễm mỡ, trì trệ hay tắc nghẽn, vô sinh, tim đập nhanh, khó chịu đường tiêu hóa hoặc sương mù não,….. Hơn nữa, khi sinh sôi trong tuyến giáp, virus còn giải phóng các phụ phẩm, chất độc và nhiều chất thải, mà gan và lá lách là 2 cơ quan chịu trách nhiệm thanh lọc những loại rác rưởi này, nên chúng trở nên quá tải hơn bao giờ hết trong Giai đoạn 3.
Ở 1 số người nhiễm chủng virus EBV ít hung hăng hơn cộng với không gặp nhiều yếu tố kích hoạt nên thường chỉ bị suy giáp nhẹ. Suy giảm hormon nhưng về bản chất chúng không làm quá ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Bởi vì cơ thể chúng ta được trang bị rất kỹ lưỡng, sẽ bị đắp lượng hormon thiếu hụt này. Trên thực tế, hàng triệu phụ nữ mắc suy giáp ẩn giấu – họ ko biết rằng tuyến giáp của mình đang hoạt động dưới mức thông thường- bởi bản thân bệnh này không làm đảo lộn cuộc sống của họ.
Tác giả nhấn mạnh: ” Tuyến giáp bị suy yếu cũng chỉ là một triệu chứng khác của EBV”. Xuyên suốt cuốn sách tác giả liên tục nhấn mạnh về virus EBV chính là tác nhân chính gây nên những bệnh mãn tính cũng như với chủ đề cuốn sách này đó là tuyến giáp. Và đích đến cuối cùng mà virus này nhắm đến chính là Hệ thần kinh trung ương. 1 sự thật mà hiện nay giới y khoa vẫn chưa làm rõ chi tiết này. Các xét nghiệm máu đều cho ra kết quả của 1 bệnh khác nên rất cần chúng ta lưu ý chi tiết này. Xem những phân tích, góc nhìn của tác giả sau đó suy ngẫm và có thể đưa ra phản biện ( nếu cần). Nếu bạn đồng tình với những quan điểm của tác giả thì hãy biến đó thành kiến thức của mình và bạn có thể giải thích hay giúp đỡ người thân, bạn bè của bạn ( những người chưa biết đến những kiến thức này) nếu họ đang mắc bệnh mãn tính nói chung và bệnh tuyến giáp nói riêng.
Cuốn sách giải thích rất kỹ những người mắc các bệnh về tuyến giáp như: suy giáp, bướu giáp cường giáp, viêm giáp Hashimoto, …..mỗi bệnh có biểu hiện và triệu chứng khác nhau là do bạn mắc bạn chủng tuyến giáp nào. Chúng hung hăng hay nhẹ nhàng. (Trong sách tác giả có liệt kê chi tiết danh sách tổng quát kèm lý giải từng triệu chứng.)
Ưu tiên hàng đầu của hệ miễn dịch trong suốt cuộc chiến triền miên này là bảo vệ tuyến giáp. Nếu virus đã tồn tại trong tuyến giáp được 1 thời gian, thì các nốt phồng ( cục u nhỏ) phát triển trong tuyến giáp không phải là 1 điều hiếm gặp. Đây là nhà giam canxi cơ thể tạo ra trong quá trình cố gắng ngăn cản virus.( đây là ý mà cá nhân tôi thấy rất ấn tượng vì sau khi đọc đến đoạn này tôi đã hiểu được quá trình hình thành khối u). Theo thời gian, nếu tế bào virus bị mắc kẹt vẫn trong trạng thái hoạt động mạnh, các nốt phồng này có thể phát triển thành u nang. Đôi khi, những u nang nhỏ sẽ phát triển trên mô sẹo trong tuyến giáp – chúng có thể hình thành các khối u lành tính. Với những chủng EBV hiếm và hung hăng thuộc nhóm 4 hoặc 5, các khối u ung thư có thể phát triển trong tuyến giáp – đây thường là dấu hiệu cho thấy người bệnh có tải lượng chất độc cao trong các cơ quan.
Mục đích của virus khi nhắm vào tuyến giáp là làm suy yếu hệ nội tiết của bạn. Một tuyến giáp bị tổn thương sẽ khiến tuyến thượng thận rơi vào tình trạng quá tải – và toàn bộ lượng adrenaline dư thừa sẽ trở thành đại tiệc cho virus. EBV sử dụng adrenaline và cortisol để bành trướng và mạnh mẽ hơn ; rồi từ nền tảng này nó chờ đợi những yếu tố kích hoạt phù hợp để tiến đến mục tiêu cuối cùng: Hệ thần kinh trung ương.
Giai đoạn 4: Giai đoạn căn bệnh bí ẩn.
Tương tự như khi biến đổi từ Giai đoạn 2 sang Giai đoạn 3, 1 số tế bào virus sẽ lùi lại phía sau và gây ra các vấn đề, tạo gánh nặng cho các cơ quan nó đã tấn công, trong khi đó 1 số tế bào virus tiếp tục đi và gây ra các vấn đề mới. Chúng có thể chuyển từ Giai đoạn 3 sang Giai đoạn 4 trong vòng 1 ngày, tức là nó có thể tấn công cả Tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương gần như cùng lúc. Sau khi đọc được cuốn sách này bạn cũng đừng quá lo sợ hãi vì bạn vẫn có cơ hội khỏe lại. Đây là cuộc chiến bạn có thể giành chiến thắng.
Khi ngày càng có nhiều chủng đột biến tìm được đường xâm nhập cộng đồng, sẽ ngày càng nhiều người với độ tuổi ngày càng trẻ bước sang Giai đoạn 4 nếu họ không gặp được ai đó chia sẻ những sự thật được hé lộ trong cuốn sách này. Rất nhiều bạn trẻ gặp các vấn đề hiện nay như: trầm cảm, mệt mỏi, chán nản, đau dạ dày,…. mặc dù có đi khám cũng không tìm được nguyên nhân thật sự nên hầu như lộ trình điều trị đều không hiệu quả. Rất nhiều chuẩn đoán nhầm sang bệnh khác do triệu chứng của EBV dẫn đến xét nghiệm chuẩn đoán sai lầm. Sự thật là rất nhiều bệnh nhân mắc phải virus EBV đang diễn ra ở Giai đoạn 4.
Trong giai đoạn 4, độc tố thần kinh của virus tràn vào máu rồi đi tới não. Tại đó, chúng ngăn cản các chất dẫn truyền thần kinh; hơn nữa, virus còn gây viêm hoặc tấn công dây thần kinh trên khắp cơ thể, khiến dây thần kinh trở nên nhạy cảm, thâm chí dị ứng với các độc tố thần kinh. Dẫn đến các triệu chứng: Sương mù não, đau khớp, tim đập nhanh, mất ngủ,…….
Khi dây thần kinh bị tổn thương, dù do tai nạn hay do EBV, nó sẽ gửi 1 hormon “báo động” để thông báo với cơ thể rằng dây thần kinh đó đang gặp nguy hiểm và cần được sửa chữa. Trong Giai đoạn 4, EBV phát hiện ra hormon đó và nhanh chóng vọt đến chộp lấy những lông rễ gắn trên các dây thần kinh bị tổn thương.
Khi virus ổn định bên trong hoặc xung quanh hệ thần kinh trung ương, nó sẽ gây viêm dây thần kinh. Mục đích của EBV là làm cơ thể chậm lại để hệ tuần hoàn ( các mạch máu) không thể cung cấp đủ lượng oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Oxy giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh, và còn là yếu tố chống virus khẩn thiết nếu muốn lành bệnh. Khi không đủ lượng oxy trong cơ thể, hoàn cảnh đó sẽ tạo nên 1 khu vực trú ngụ cho EBV phát triển và sinh sôi, đồng thời góp phần gây ra rối loạn mô liên két. Đây là lý do tại sao chế độ ăn giàu chất béo hợp thời hiện nay lại gây hại cho những người có các triệu chứng và bệnh trạng liên quan đến thần kinh, bởi lượng chất béo trong máu cao sẽ làm giảm nồng độ oxy, tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.
Cũng như các giai đoạn khác, trong Giai đoạn 4, EBV luôn sẵn sàng chờ đợi thời điểm bị kích thích hay các yếu tố kích hoạt để chúng tiến triển hơn nữa. Khi chúng lớn mạnh, chúng gây ra tình trạng suy kiệt, kìm hãm đời sống của bệnh nhân. Tồi tệ nhất là chứng Mệt mỏi thần kinh – khiến các bệnh nhân mệt mỏi, vật lộn để sống sót.
EBV Giai đoạn 4 không phải án tử hình. Khi biết được nguyên nhân thực sự khiến bạn lâm bệnh, và khi học được cách sử dụng các công cụ trong cuốn sách này để phục hồi sức khỏe, bạn sẽ nắm trong tay sức mạnh để tái xây dựng hệ miễn dịch và giành quyền kiểm soát. Như thế không chỉ giúp khôi phục lá gan, hệ sinh dục, tuyến giáp và hệ thần kinh; mà còn là khôi phục cả cuộc sống của bạn.
Chúng ta cùng Tóm tắt lại nhé: Hệ miễn dịch không phải nguyên ngân gây : Suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp, hoặc nhân giáp, u bướu , u nang và tổn thường mô tuyến giáp. Nguyên nhân là do virus tuyến giáp EBV ở giai đoạn phát triển. Chứ không phải như lầm tưởng do “bệnh tự miễn” . Hệ miễn dịch luôn đứng về phía bạn. Thấu hiểu được điều này rất quan trọng đối với quá trình chữa lành. Đây là 1 trong những yếu tố tối quan trọng để bạn khỏe lên.
CHƯƠNG 4: MỤC ĐÍCH THỰC SỰ CỦA TUYẾN GIÁP.
Ở chương này tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng thực sự của Tuyến giáp. Thực chất, Tuyến giáp là trung tâm dữ liệu của cơ thể. Đó là bộ não thứ 2 của bạn. Thú vị là, ngay cả khi bị tổn thương do virus EBV hay bị phẫu thuật cắt bỏ, tuyến giáp vẫn có thể thực hiện công việc trọng đại này. Và vì phần còn lại của hệ nội tiết cũng rất phát triển, nên nó có thể tạm thời làm thay phần công việc còn lại ấy.
Với vai trò trung tâm dữ liệu, tuyến giáp:
– Sẽ lập danh mục những chỉ báo về tình trạng cân bằng nội môi trong cơ thể.
– Ghi chép lại các trạng thái đó trông như thế nào, cảm thấy ra sao và tác động riêng đến bạn như thế nào?
– Những thông điệp từ mọi cơ quan và các tuyến khác được gửi đến tuyến giáp khi cần thiết, dưới dạng khiếu nại. Tuyến giáp sẽ nghiên cứu những báo cáo này, thu thập, ghi chép dữ liệu về những thứ hoạt động tốt trong cơ thể, những thứ không hoạt động, những thứ độc hại và những thứ ko độc hại.
Sau đó, theo thời gian, tuyến giáp sẽ sử dụng bộ nhớ về cân bằng nội môi để gửi đi những tần số tương tự như sóng vô tuyến để phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm đến toàn bộ cơ thể nhằm giữ cho mọi thứ cân bằng. Khi một hệ thống trong cơ thể bị quá tải hoặc tổn thương, 1 hệ thống khác sẽ tham gia hoạt động nhằm bù đắp thiệt hại đó. Khi gửi tần số khác nhau đến các bộ phận khác nhau của cơ thể vào thời điểm cần thiết, tuyến giáp còn có thể cung cấp năng lượng cho những bộ phận này – loại năng lượng mà các nghiên cứu y khoa vẫn chưa đo đếm được. Ngay cả khi tuyến giáp bị tổn thương, nó vẫn có thể thực hiện các chứng năng quan trọng này.
Nội tiết tố tuyến giáp.
Trong tất cả các công việc của tuyến giáp, nhiệm vụ kém quan trọng nhất là sản xuất hormon thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3).
Cho đến nay, các cộng đồng y tế vẫn tin răng, hoạt động sản xuất hormon là chức năng quan trọng nhất của tuyến giáp và đưa ra giả thuyết rằng 2 hormon trên đóng vai trò trong hoạt động trao đổi chất của mỗi tế bào; nhưng thực ra không phải vậy. Đúng là tuyến giáp có vai trò kiểm soát tất cả các tế bào thông qua nhiệm vụ thúc đẩy cân bằng nội môi của nó, nhưng không hoàn toàn chỉ xoay quanh T4 và T3.
Về cơ bản, T4 và T3 là các hợp chất steroid ( là hợp chất hữu cơ, thường là nội tiết tố, được cơ thể sản xuất tự nhiên. Chúng giúp các cơ quan, các mô và tế bào hoạt động); khi tuyến giáp hoạt động kém và suy yếu, cơ thể đã có sẵn các cơ chế bù đắp cho sự mất mát đó. Tuyến giáp thực hiện 1 cuộc gọi khẩn cấp đến phần còn lại của hệ nội tiết và các cơ quan khác để được hỗ trợ.
Các hormon liên quan đến tuyến giáp được biết đến như hormon kích thích tuyến giáp (TSH) và hormon giải phóng thyrotropin (TRH) cũng đóng vai trò riêng, và cơ thể cũng có những cách hiệu quả để thay thế chúng khi xảy ra bất cứ vấn đề nào sai lệch.
– TSH như tiếng chuông báo giờ vào lớp học. TSH do tuyến yên sản xuất, với nhiệm vụ là lần luwotj thông báo cho tuyến giáp sản xuất T4 và T3.
– TRH từ vùng dưới đồi sẽ báo cho tuyến yên biết cần giải phóng hormon.
Điều quan trọng nhất về cách thức hoạt động của tuyến giáp thực ra là chức năng vận hành như bộ nhớ tổng thể và người bảo vệ cân bằng giữa các cơ quan và các tuyến của nó – mà chức năng này không cần đến T4 hay T3, hay hormon báo hiệu như TRH , TSH. Thay vào đó, tuyến giáp sản xuất thêm 2 loại hormon khác mà các nghiên cứu y khoa chưa phát hiện ra: Tác giả gọi chúng là R5 và R6. Chúng đóng vai trò chủ chốt trong các tần số dạng sóng vô tuyến mà tuyến giáp truyền đi trong quá trình gửi thông tin và giám sát cơ thể. 2 loại hormon này gần như không thể cạn kiệt; hơn nữa, gan còn trữ riêng 1 kho hormon này để dự phòng. Và có 1 ý rất hay và quan trọng đó là tuyến thượng thận có thể sản xuất các hỗn hợp adrenaline mô phỏng R5 và R6 khi cần thiết.
Mối liên quan giữa tuyến giáp và tuyến thượng thận.
Quay trở lại với virus tuyến giáp EBV. Sự tấn công của EBV gây sốc cho hệ miễn dịch, mục đích của chúng là làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormon, tuyến thượng thận ( phần quan trọng nhất trong hệ nội tiết) phải tiết steroid thay thế. Đây thực sự là 1 quá trình đáng kinh ngạc: Hãy coi tuyến thượng thận như vị đầu bếp hay nhà hóa học tài ba nhất trên hành tinh, với khả năng thiết kế 1 công thức chuẩn xác để mô phỏng 1 nguyên liệu bị thiếu. Thực sự phi thường vì những hormon tuyến giáp giả lập này chính là những hóa chất có khả năng biến hình, và tương thích hoàn hảo với những gì cơ thể đang cần. Đây là lý do nhiều người vẫn có thể sống bình thường dù tuyến giáp giảm năng và không gặp bất cứ triệu chứng nào – kể cả triệu chứng từ nguyên nhân căn bản EBV.
Quá trình tuyến thượng thận bù đắp này vô cùng cần thiết. Thiếu nó, bạn sẽ không thể hoạt động được. Thực tế, ngay cả khi cơ thể đã cố gắng duy trì trạng thái cân bằng để giúp bạn có thể sống sót mỗi ngày thì EBV vẫn không rời đi. Chúng vẫ chờ cơ hội, rình rập hệ thần kinh trung ương nếu bạn không biết cách ngăn chặn.
Bước quan trọng để thấy hiểu EBV đến mức có thể loại bỏ nó chính là tìm ra nguyên nhân và cách thức hoạt động của các triệu chứng và bệnh trạng. Giờ đây, bạn đã biết rõ hơn về những yếu tố kích hoạt EBV, các nhóm và các giai đoạn của nó, cũng như sức mạnh của tuyến giáp và các hệ thống hỗ trợ. Giờ đây, bạn đã hiểu rằng tuyến giáp chưa bao giờ là nguyên nhân gây bệnh. Đã đến lúc bạn nhìn sâu vào cách virus gây ra các triệu chứng và bệnh trạng.
CHƯƠNG 5: LÝ GIẢI TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TRẠNG.
Tác giả đã phân tích virus EBV đã có từ những năm 1800 nhưng thời điểm đó virus còn rất yếu. Thuở ban đầu đó, EBV là 1 virus hữu ích, 1 vi trùng hiền lành, đứng về phía chúng ta và không gây hại. Nó thậm chí từng giúp loại bỏ rác thải độc hại ra khỏi cơ thể.
Thế rồi, EBV chuyển sang phe phản diện, nhưng đó cũng không phải lỗi của nó. 2 làn sóng hiện đại hóa đã biến EBV trở thành như ngày nay:
– Đầu tiên, là cuộc Cách mạng Công nghiệp. Vào cuối những năm 1700 và đầu những năm 1800 – khi loài người bắt đầu tận dụng các hợp chất hóa học theo cách chưa từng có trước đó, dùng kim loại nặng độc hại theo nhiều phương pháp mới, tạo nên những phản ứng hóa học ghê gớm, rồi đốt cháy, và thải bỏ những hợp chất đó – vô số chất gây ô nhiễm đã đi vào khí quyển và nguồn nước. Khi những chất độc này thâm nhập vào cơ thể con người, EBV được cung cấp những loại đồ ăn mới. Lúc này, virus vẫn hiền lành và có lợi, thu nhặt chất độc để bảo vệ chúng ta; nhưng vô số chất độc mới của Cách mạng Công nghiệp đã từ từ đầu độc nó. Để bảo vệ chính mình, virus phải bài tiết ra các chất độc ấy dưới dạng độc hại hơn, vì quá trình xử lý của virus đã làm tăng độc lực của chúng, Các tế bào EBV lại bước vào 1 chu kỳ tái tiêu thụ những chất độc ấy và quá trình này trở thành 1 cuộc đấu tranh sinh tồn. Những tế bào EBV chịu đựng được các chất độc đã xử lý và tái xử lý sẽ sống sót và sinh sôi, còn những tế bào yếu hơn sẽ chết đi. Dù vẫn cố gắng đứng về phía chúng ta, EBV lúc bấy giờ cần phải bảo vệ chính mình, và nó trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
– Sau đó, vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, diễn ra 1 làn sóng thử nghiệm thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ và thuốc kháng sinh thử nghiệm. Những hợp chất này chứa nhiều thành phần nguy hiểm như: asen, đồng, chì và dầu mỏ; những hợp chất hóa học thô sơ ban đầu được tổng hợp trong phòng thí nghiệm nhằm phục vụ mục đích công nghiệp; ngoài ra, còn có nấm mốc sinh sôi trên rác thải dầu mỏ đến từ ngành công nghiệp hóa dầu và khí đốt – tất cả trở thành nhiên liệu thích hợp cung cấp năng lượng sống cho EBV.
Virus EBV có được những yếu tố cần thiết để phát triển vượt bậc và nhiều loại vi trùng cũng vậy. Chúng ở bên trong cơ thể phát triển theo các giai đoạn như phân tích ở trên dẫn đến nhiều bệnh nhân có nhiều triệu chứng như: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, sương mù não, rụng tóc, vô sinh,…. ngay cả khi đi thăm khám cũng không biết rõ nguyên nhân thực sự là gì?? Qua nhiều thập kỷ , các triệu chứng bí ẩn vẫn tiếp tục phổ biến hơn trong cộng đồng, với những ” nhãn mác” mới xuất hiện từ các bác sĩ nhằm cố gắng giải thích những triệu chứng này như: đa xơ cứng, tiền mãn kinh, bệnh Lyme, hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau xơ cơ, hội chứng Yuppie. Tất cả đều do virus EBV ( Epsein- Barr)
Ý nghĩa của các triệu chứng.
Trong sách, tác giả có liệt kê 62 triệu chứng mà chúng ta thường gặp. Tôi sẽ liệt kê tên các triệu chứng và dẫn chứng và có lẽ sau khi tóm tắt cuốn sách này xong tôi sẽ làm riêng 1 bài phân tích sâu về từng triệu chứng để các bạn có thể hiểu sâu được tác hại của Virus EBV trong cơ thể ta và vững tin vào lộ trình chữa lành mà tác giả hướng dẫn để có thể chữa khỏi bệnh và có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi hiểu được sơ bộ và biết được hung thủ thật sự là EBV nhất định bạn nên mua cuốn sách để đọc kỹ phân tích của tác giả với từng triệu chứng cũng như lộ trình chữa lành để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể.
62 triệu chứng cụ thể: suy giáp, cường giáp và bệnh Graves (bướu giáp độc lan tỏa), sưng viêm, tuyến giáp phì đại và viêm giáp Hashimoto, nhân giáp, u nang và u tuyến giáp, các vấn đề trao đổi chất, tăng cân bí ẩn, sụt cân bí ẩn, cơn đói triền miên, hiện tượng mỏng tóc và rụng tóc bí ẩn, thay đổi két cấu tóc, mất ngủ, mệt mỏi, yếu nhọc, thay đổi mức năng lượng, sương mù não và khó tập trung, mất trí nhớ, nhạy cảm cực độ với cái lạnh, tay chân lạnh, ớn lạnh, bốc hỏa và đổ mồ hôi trộm, thường xuyên thấy nóng, đổ quá nhiều mồ hôi, biến động thân nhiệt, chứng phù, mặt sưng phù hoặc mắt sưng phù, bàn tay, bàn chân sưng phồng, tâm trạng thất thường, dễ bị kích động, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, hội chứng chân không yên, đau nhức, đau khớp, chuột rút, yếu cơ, châm chích và tê bì, co giật và co thắt, bàn tay run rẩy, tim đập nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn nhịp tim, những thay đổi trong nhịp tim, co thắt ngực, cao huyết áp, cholesterol cao, ù tai ( tiếng rung hoặc tiếng vo vo trong tai), chóng mặt, choáng váng, bướu cổ, nghẹn thắt ở họng, sưng lưỡi, vị giác và khứu giác biến đổi, vị kim loại trong miệng, khàn giọng hoặc thay đổi trong giọng nói, móng giòn dễ gãy hoặc móng sọc dưa, khô nứt da, táo bón, tiêu chảy mãn tính, giảm ham muốn tình dục, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, mắt mờ và các vấn đề thị lực khác, đục dịch kính, mắt lồi, mất màu da.
Ý nghĩa của các vấn đề sức khỏe khác.
Thực tế là, EBV đứng sau rất nhiều vấn đề sức khỏe (những triệu chứng liệt kê ở trên). Tất cả những bệnh trạng do EBV gây ra thường cùng tồn tại với các vấn đề tuyến giáp, bởi chúng đều phát sinh từ chính loại virus đó.
Ngoài các vấn đề tuyến giáp, chúng ta cùng xem xét 1 số tình trạng phổ biến nhất mà mọi người thường gặp phải như: Tiền mãn kinh và mãn kinh, vô sinh, sảy thai và biến chứng thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), ung thư vú, đột biến gen MTHFR, những chấn thương không lành lại, đau xơ cơ, Hội chứng mệt mỏi mãn tính, hội chứng rối loạn miễn dịch mệt mỏi mãn tính, viêm não tủy đau cơ, bệnh không dung nạp gắng sức toàn thân, Eczma và vảy nến, ban đỏ hệ thống, đa xơ cứng, bệnh Lyme, viêm khớp dạng thấp, các rối loạn mô liên kết, bệnh u hạt, cơ hóa phổi, xơ nang, bệnh phổi kẽ, hạ đường huyết và tiểu đường loại 2, trào ngược axit, liên cầu khuẩn, bất dung nạp gluten, hội chứng Raynaud, hội chứng Cushing, Viêm gan C, Viêm cân gan chân, bệnh tuyến cận giáp,
Khi nghe đến những triệu chứng và những tình trạng phổ biến trên bạn có thấy giật mình không? Cá nhân tôi rất giật mình vì những triệu chứng này tôi thấy rất quen, có những triệu chứng bản thân mình đang có và có những triệu chứng được thấy từ những người thân quen mình. Thủ phạm chính là virus EBV. Vậy mấu chốt quan trọng, gốc rễ chúng ta cần hiểu đó là ” làm thế nào để loại bỏ virus EBV ra khỏi cơ thể”. Đây cũng là thông điệp tác giả muốn nói với chúng ta, muốn giúp chúng ta. Ông đã dành ra nửa cuốn sách chỉ nói về phương pháp chữa lành, loại bỏ virus EBV và phục hồi lại tuyến giáp cho chúng ta.
Trong sách ông còn phân tích vì sao nhiều triệu chứng và bệnh lý ở trên lại hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới nói chung và bệnh tuyến giáp nói riêng? Điều này chủ yếu liên quan đến chu kỳ sinh sản của phụ nữ. Mỗi tháng, cơ thể phụ nữ dồn rất nhiều năng lượng và nguồn lực vào quá trình chuẩn bị để cơ thể sẵn sàng mang thai. Khi phụ nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt, 80% hệ miễn dịch và nguồn lực dự trữ chủ động của cô ấy tập trung vào việc làm mới tử cung – tức là năng lượng cơ thể cần để xua đuổi bệnh tật giảm đáng kể trong thời gian này. Còn trong thời kỳ rụng trứng, 40% hệ miễn dịch và nguồn lực dự trữ sẽ dồn vào quá trình này – 1 lần nữa để ngỏ cơ hội cho bệnh tật lợi dụng xâm nhập. Thêm vào đó, trong 2 thời điểm này, lượng sản xuất cortisol và adrenaline đều tăng, cung cấp nhiên liệu cho EBV trong máu. Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc 2 lần mỗi tháng, phụ nữa trở nên dễ tổn thương trước những nguy cơ sức khỏe như EBV hơn hẳn.
Hơn nữa, ngày nay phụ nữ phải chịu nhiều kỳ vọng, áp lực hơn bao giờ hết: gây dựng sự nghiệp, chăm lo việc nhà, làm vui lòng bố mẹ, thông cảm, đồng cảm bạn bè, quan tâm gia đình đồng thời phải duy trì vẻ ngoài xinh đẹp,….. phần lớn phụ nữ phải thực hiện 10, 20 hay 30 công việc…. những áp lực trên khiến phụ nữ rất dễ kiệt sức dẫn đến hệ miễn dịch kiệt quệ. Đây cũng chính là 1 trong những điều kiện phát triển ưa thích của EBV.
Chính vì vậy, các chị em phụ nữ hãy quan tâm, chăm sóc đến bản thân, cố gắng duy trì được sự cân bằng trong cuộc sống để tránh kiệt sức, mệt mỏi cũng chính là cách tránh virus có cơ hội xâm nhập cơ thể bạn.
CHƯƠNG 6: UNG THƯ TUYẾN GIÁP.
Tác giả có kể lại thởi điểm khi ông 4 tuổi. Ông đã nhắc lại những lời chuẩn đoán từ Hồn nói rằng bà của ông mắc ung thư phổi khiến cả gia đình choáng váng. Tại thời điểm đó ông có hỏi Hồn vì sao bà của ông lại bị ung thư? Hồn trả lời rằng đó là sự kết hợp của 1 loại virus EBV, cùng nhiều loại độc tố dưới dạng kim loại nặng, DDT và thuốc trừ sâu, dung môi, nhựa và dầu mỏ.
Ung thư là 1 chủ đề rộng lớn, đáng sợ, và vẫn còn là bí ẩn đối với các nghiên cứu y khoa. Vẫn chưa có câu trả lời cho nguyên nhân gây ra ung thư và cách bảo vệ bản thân cùng những người thân yêu khỏi căn bệnh đó, nên mọi người vẫn mắc kẹt trong khoảng trống thông tin.
Tác giả có phân tích thực tế ung thư đã luôn tồn tại trong lịch sử loài người. Từ 500 năm hay 1000 năm trước, thậm chí thời cổ đại, ung thư đã luôn cản trở cuộc sống của con người. Thời điểm đó, ung thư có thể được tìm thấy trên xác ướp, xác người thượng cổ đóng băng suốt hàng chục ngàn năm qua. Trên thực tế, ung thư ác tính thực sự là bệnh trạng mới phát triển tương đối gần đây. Mặc dù, các khối u thời xưa có thể đe dọa mạng người nếu chúng phát triển theo hướng cản trở chức năng của các cơ quan, nhưng chúng không hình thành do tế bào ung thư, chúng là các u lành tính. Các khối u thời ấy hình thành từ những mô sẹo cũ do vết thương trên da thịt và do kim loại nặng độc hại bão hòa các mô sống. Nguồn gốc chân chính của ung thư ác tính thực sự chỉ bắt đầu từ thời kỳ Cách mạng công nghiệp.
Tại sao chúng ta lại được nghe nhứng điều khác hẳn? Tại sao họ lại dẫn dắt chúng ta tin rằng ung thư thực ra đã có từ thời tiền sử? Bởi vì nếu tin rằng ung thư đã có mặt bên mình từ thời khởi sinh của nhân loại, chúng ta sẽ cho rằng khuynh hướng mắc ung thư đã được quy định trong gen của mình, và do đó, chúng ta có trách nhiệm chấp nhận nó. ( Ý này lý giải cho quan niệm hiện nay nhiều nguồn thông tin đưa ra đó là ung thư là do gene. Ở đây, tác giả lại không cho rằng vậy. Bạn hãy tiếp tục nghe phân tích của tác giả nhé!)
Virus ung thư Tuyến giáp.
Trong 98% ca bệnh, ung thư phát sinh do 1 loại virus kết hợp với ít nhất 1 loại độc tố. Có rất nhiều loại virus liên quan đến ung thư; EBV là 1 trong số đó, và khi kết hợp với các độc tố, nó chính là virus gây ung thư tuyến giáp. ( EBV cũng phải chịu trách nhiệm cho bệnh: ung thư vú, ung thư gan, hầu hết các bệnh ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư hệ sinh dục ở phụ nữ, bệnh bạch cầu và nhiều bệnh ung thư khác).
Tác giả có phân tích 1 quan điểm mà hiện nay chúng ta dễ cho rằng, nếu trong 1 gia đình người mẹ và con gái có vẻ ngoài và giọng điệu giống nhau, cả 2 cùng mắc ung thư tuyến giáp, thì căn bệnh ung thư đó là go gen. Đó là điều người ta muốn chúng ta nghĩ, để chúng ta thôi tìm kiếm những nguyên nhân khác.
Tất nhiên, các đặc điểm trên khuôn mặt và dây thanh quản là do gen quy định, nhưng bệnh tật thì không.
Đây mới là phương thức thực sự: Virus + Độc tố = Ung thư ( Tức là ung thư sinh ra khi trong người bạn nhiễm 1 loại virus liên quan đến ung thư kết hợp với độc tố sẽ tạo nên ung thư)
Khi 1 loại virus cụ thể nhận được loại nhiên liệu thích hợp dưới hình thức 1 độc tố cụ thể, kết quả sẽ là ung thư.
Bạn nhận thấy gen có đóng vai trò gì trong đó không?? Điều mà các cộng đồng y tế coi là vấn đề di truyền khi xem xét khuynh hướng mắc ung thư thực ra chính là virus và độc tố truyền thừa qua nhiều thế hệ, hoặc do các thành viên phơi nhiễm cùng 1 loại virus và độc tố vì gia đình thường sống cùng nhau. Quay trở lại ví dụ trên, người mẹ và cô con gái có thể cùng nhiễm virus EBV truyền thừa trong gia đình, và rồi, trong thời thơ ấu của cô con gái, cả 2 có thể đã cùng tiếp xúc với những độc tố tai quái nuôi dưỡng virus.
Chúng ta cùng xem tác giả phân tích về cách thức virus EBV vốn từ 1 virus hiền lành, đứng về phía chúng ta trở thành 1 phần trong phương trình gây bệnh ung thư như thế nào nhé!
Chúng ta cùng nhìn qua về lịch sử phát triển của virus EBV:
– Đầu tiên, Cách mạnh Công nghiệp nổ ra, kéo theo đó là sự ra đời của những hỗn hợp hóa chất mới, chứa nhiều kim loại nặng, bắt đầu làm ô nhiễm thế giới và cơ thể chúng ta. Vốn là 1 virus tốt và trung thành, EBV sẽ tiêu thụ những chất độc này để cố gắng bảo vệ chúng ta; nhưng trong quá trình xử lý chất độc, các tế bào virus, về cơ bản, đã tái sản xuất các chất độc đó thành những dạng độc hại hơn, rồi giải phóng vào mọi mô lân cận: ở gan, phổi, tụy , ngực, tuyến giáp hay bất cứ nơi nào khác để bảo vệ chính nó.
Khi bị đào thải dưới dạng phụ phẩm của EBV, những độc tố được tái sản xuất này lại trở thành thức ăn cho virus. Quá trình này diễn ra liên tục và chỉ những tế bào virus mạnh nhất và chịu được các độc tố ghê gớm nhất, mới có thể sống sót rồi sinh sôi.
Khi EBV mới biến đổi như vậy, nó chưa gây ra ung thư. Các khối u lành tính có thể hình thành từ những mô đã chết trên cơ thể người – những mô bị các phụ phẩm độc hại được tái sản xuất của EBV tiêu diệt; trong hầu hết các trường hợp, thì cơ bản là vậy. ( Các khối u EBV ác tính thời bấy giờ vẫn vô cùng hiếm. Đó là những khối u hình thành là khi chủng đột biến đầu tiên của EBV tiếp xúc với các hợp chất hóa học thử nghiệm đầu tiên.). Thời kỳ này thật ra chính là giai đoạn đặt nền móng cho 1 số chủng EBV cụ thể sẽ chuyển thành chủng ung thư sau này, khi chúng gặp được nhiên liệu thích hợp.
Khi chúng ta bước vào nửa sau của những năm 1800 và virus đã phát triển mạnh hơn nữa. Sau đó, thêm nhiều sản phẩm hóa chất công nghiệp nữa ra đời. Lần này, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ và kháng sinh đã đưa EBV lên 1 cấp độ mới, buộc virus phải đột biến và không có lợi cho cơ thể chúng ta nữa. Với nhiên liệu là những chất hóa học mới này, chất thải vốn đã độc hại của EBV càng trở nên độc hại hơn bao giờ hết. Khi những phụ phẩm này của virus bão hòa các mô sống ở nơi mà virus khu trú trong cơ thể tại thời điểm đó – chẳng hạn như tuyến giáp – thì sự hình thành sẹo lồi và u lành tính từ mô sẹo bị tổn thương và tế bào đã chết trở nên phổ biến hơn. Trong lúc ấy, EBV cũng đang đột biến để chống chịu được các chất thải tái sản xuất độc hại của chính nó. Lúc này, EBV chỉ vì chính bản thân nó.
Khi chúng ta bước vào thế kỷ 20, 1 số chủng EBV cụ thể trở thành các chủng đặc trưng gây bệnh ung thư. Và trong hơn 100 năm qua, những chủng EBV này tiếp tục đột biến khi tiêu thụ nhiều hỗn hợp độc tố mới mẻ và tiên tiến hơn.
Ung thư Tuyến Giáp hình thành như thế nào?
Khi 1 người nhiễm 1 trong các chủng EBV đột biến gây ung thư kể trên, chủng virus này sẽ tiếp tục biến đổi bên trong cơ thể người bệnh nếu nó tìm được nguồn nhiên liệu thích hợp dưới dạng độc tố. Trong hành trình của nó, virus hấp thu chất độc và tiến hành quá trình tái sản xuất như phân tích ở trên, giải phóng chất độc mạnh hơn chất độc ban đầu. Quá trình này có lẽ khá giống cách thức độc tố thần kinh và dermatoxin được tạo ra trong chương 3, và đúng là như vậy. Điểm khác biệt là, chủng EBV gây ung thư có xu hướng sản xuất ít độc tố thần kinh và dermatoxin hơn 1 số chủng EBV khác, thay vào đó, chúng phát triển nhằm mục đích tái sản xuất độc tố thành những chất độc phá hủy mô ghê gớm hơn.
- Nếu tại thời điểm đó, virus đang ở trong tuyến giáp, các chất độc được tái sản xuất sẽ thấm đẫm vùng tuyến giáp mà virus đang khu trú và phá hủy mô tuyến giáp. Virus sẽ tiêu thụ các tế bào mô đã chết và chứa đầy chất độc được tái sản xuất ấy; rồi phần lớn virus sẽ bắt đầu chết đi vì độc tính trong đó – trên thực tế, tải lượng virus trong tuyến giáp của người bệnh có thể giảm 50-70% suốt giai đoạn này.
- 1 chu kỳ khác sẽ bắt đầu. Các tế bào EBV sống sót ở chu kỳ trước sẽ trở thành những tế bào được trang bị tốt nhất cho việc xử lý chất độc. Chúng sẽ ăn bất cứ độc tố cũ hay mới nào trong cơ thể. Cùng với đó, phụ phẩm của virus – lần này còn độc hại hơn trước kia do đã trải qua 1 chu kỳ tái xử lý khác – sẽ 1 lần nữa tràn ngập các mô tuyến giáp, giết chết những tế bào tuyến giáp khỏe mạnh, rồi chính virus lại tiêu thụ các tế bào mô thấm đẫm chất độc đó. Các tế bào EBV không thể chịu đựng được độc tính gia tăng lại chết đi, còn 1 loạt tế bào sống sót mới sẽ lại mạnh hơn trước đó.
- Chu kỳ thứ 3 sẽ bắt đầu. Lần này, khi virus tái tổng hợp và tái sản xuất hàng loạt chất độc khác, nó lại bão hòa các mô tuyến giáp lân cận và ngấu nghiến các tế bào tuyến giáp đã chết vì nhiễm độc trong suốt quá trình đó. Thay vì chết đi hàng loạt như các tế bào virus trong các chu kỳ trước đây ( diễn ra 6 tháng đến 2 năm trước), lần này các tế bào virus nhiễm độc đã đạt đến điểm tới hạn của đột biến. Như 1 nỗ lực cứu vãn sự sống cuối cùng khi không còn khả năng đột biến nữa, các tế bào virus đang hấp hối sẽ sản xuất ra 1 hỗ hợp enzym hóa học có thể chuyển hóa chúng thành những tế bào ung thư sống. Lúc này, tahy vì cận kề cái chết, chúng có 1 “kiếp sau”.
- Với kết cấu mới, các tế bào này ngấu nghiến những tế bào tuyến giáp thấm đẫm chất độc được tái sản xuất, từ đó sinh sôi và bành trướng, nhưng lần này là ở dạng ung thư. Suốt quá trình này, các tế bào ung thư sẽ giải phóng 1 vật chất hóa sinh dạng enzym vào các mô tuyến giáp lân cận, dần dần biến đổi các tế bào đó thành tế bào ung thư.
- Tế bào ung thư tiền thân là tế bào virus. Và những tế bào ung thư tiền thân là tế bào cơ thể người đều cần sống sót, nên chúng tập hợp thành từng cụm để tồn tại. Những cụm tế bào này cần thức ăn. Quá trình tạo mạch diễn ra, trong đó các mạch máu tí hon – tựa như những gân lá nhỏ xíu – hình thành để hút chất dinh dưỡng qua lớp màng siêu mỏng đang bao giữ cụm tế bào ung thư lại với nhau. ( Quá trình tạo mạch là 1 khái niệm được phát hiện qua các nghiên cứu y khoa, tuy nhiên những chi tiết chúng ta đang tìm hiểu ở chương này vẫn chưa được biết tới.)
- Cùng lúc đó, vẫn còn tồn tại các tế bào EBV đang hoạt động trong tuyến giáp và chưa chuyển thành tế bào ung thư. Chúng lại tiếp diễn các chu kỳ tiêu thụ rồi tái tiêu thụ độc tố, và chất thải của chúng có thể tiếp tục giết chết các mô tuyến giáp còn sống sót. Mạch của các khối tế bào ung thư sẽ ngấu nghiến cả các chất độc đã được tái sản xuất và các tế bào đã chết của cơ thể để lấy nhiên liệu, từ đó góp phần hình thành u nang hoặc u tuyến giáp ác tính, rồi tiếp tục phát triển và nhân rộng.
Chúng ta cần hiểu rõ ràng rằng EBV không tự động biến đổi thành ung thư tuyến giáp. Phải cần 2 yếu tố:
– Trước hết, chỉ 1 số chủng đột biến của EBV nhóm 4 và 5 mới có thể tạo ra tế bào ung thư.
– Thứ 2, phương trình này cần 1 hỗn hợp độc tố đặc biệt mạnh. Như bạn có thể thấy trong quá trình chúng ta vừa tìm hiểu, EBV cần nhiên liệu ở tất cả các bước để phát triển đến mức gây ra ung thư.
Hiện nay, nhiều quan điểm vẫn cho rằng ung thư là do di truyền. Bởi không ai được dạy rằng, phải xem xét cặn kẽ về những độc tố liên quan đến ung thư. Chúng ta cũng không được cho biết rằng độc tố truyền thừa qua nhiều thế hệ. Vậy, nếu ung thư là do di truyền thì mắc ung thư là lỗi của chúng ta mà nếu đó là lỗi của chúng ta thì không ai phải trả giá cả.
Tác giả có đưa ra dẫn chứng bệnh u trung biểu mô, 1 loại ung thư phát sinh do phơi nhiễm amiăng ( 1 trong số rất ít dạng ung thư không liên quan tới virus). Khi nguyên nhân gây u trung biểu mô được phơi bày ra trước ánh sáng, các công ty đã buộc phải cùng lập ra 1 ngân quỹ trị giá hàng nghìn tỷ đô la bồi thường cho các bệnh nhân và những gia đình chịu ảnh hưởng của căn bệnh này. Đó mới chỉ là 1 loại độc tố mà nền công nghiệp tạo ra. Nếu chúng ta tưởng tượng các ngành công nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất ra những loại độc tố nuôi sống virus EBV bị vạch trần. Sẽ lại cần đến hàng nghìn tỷ đô la để nghiên cứu về EBv và các dạng đột biến của nó. Đó sẽ là 1 thảm họa.
Như vậy, thay vì sự thật về cách thức hình thành nhiều dạng ungt hư được hé lộ, chúng ta lại được bảo rằng, chính chúng ta tự tạo ra ung thư bằng bộ gen hoặc thậm chí, bằng suy nghĩ của mình. Các nghiên cứu y khoa vẫn tập trung vào các gen bị quy kết gây ung thư và cách điều trị ung thư khi bệnh đã thành hình, còn quá trình phát triển thực sự của ung thư lại chìm trong bóng tối.
Giờ thì bạn đã biết được sự thật. Sự thật đó liên quan đến độc tố. Có rất nhiều yếu tố biến thiên ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bệnh ung thư do EBV hay bất cứ virus nào.
+ Cơ thể người đó chứa nhiều dioxin hơn không? Nhiều kim loại nặng, thuốc trừ sâu, dược phẩm hơn không?
+ Gồm những loại nào? Loại chất độc nào truyền thừa trong gia đình?
+ Virus thuộc chủng nào? Đột biến đến mức nào?………..
Nếu 1 người chứa ít độc tố hơn và chủng virus đỡ hung hăng hơn thì bệnh ung thư của họ có thể không quá ác tính.
Nhưng ngược lại, thì ung thư có thể phát triển nhanh hơn rất nhiều.
Chúng ta cũng cần xem xét hệ miễn dịch nữa – nó có bị tổn thương không, hay vẫn hoạt động mạnh mẽ??? Đây là những điều mà các nghiên cứu y khoa nên tập trung tìm hiểu.
Tác giả có phân tích về ” Công thức chữa lành”. Khi hiểu về công thức của ung thư nêu ở trên = virus + độc tố nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đừng để điều này khiến bạn lo lắng. Không biết nguyên nhân và cách thức ung thu trở thành dịch bệnh còn đáng sợ hơn nhiều.
Tác giả có đưa ra ví dụ 1 cụ già 90 tuổi đã hút thuốc suốt 70 năm mà ko hề mắc ung thư phổi. Mặc dù, ông ấy có thể gặp phải vô số tác động sức khỏe tiêu cực do hút thuốc. Và rồi, bạn nhớ đến 1 người mắc ung thư phổi mà chưa 1 lần hút thuốc trong đời, nhưng đã từng tiếp xúc với 1 hỗn hợp độc hại khác. Điều gì khác biệt giữa 2 người đó??? Trc đây có thể mng sẽ nghĩ nhiều khả năng do di truyền nhưng với hiểu biết khai sáng trong chương này, bạn có thể nói rằng người không mắc ung thư chính là người không nhiễm virus.
Hiểu biết này sẽ cho phép bạn kiểm soát cuộc sống của chính mình – 1 phương án tốt hơn rất nhiều so với việc sống trong sợ hãi. Dù bạn muốn ngăn chặn ung thư tuyến giáp, hoặc điều trị căn bệnh đó, thì lúc này, bạn đã biết 2 bước quan trọng cần thực hiện sau:
– Thứ nhất, Giảm bớt tải lượng virus.
– Thứ hai, Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
Cuốn sách này sẽ trao cho bạn sức mạnh để thực hiện cả 2 điều trên.
CHƯƠNG 7: NHỮNG XÉT NGHIỆM TUYẾN GIÁP CHỈ LÀ PHỎNG ĐOÁN.
Thời điểm trước đây khi các triệu chứng được nhiều bệnh nhân phàn nàn, làm gián đoạn cuộc sống của họ nhưng không được ghi nhận đúng. Đến khi các cộng đồng y tế nhận thấy rằng các vấn đề tuyến giáp đang lan rộng, thì việc xét nghiệm các vấn đề đó cũng đến được với y học chính thống.
Thông thường, các bác sỹ tìm kiếm manh mối về vấn đề tuyến giáp hoàn toàn dựa vào nồng độ TSH ( là hormon kích thích tuyến giáp, hay còn gọi là thyrotropin) của bệnh nhân. Khi xét nghiệm chỉ số này nằm trong khoảng 0.5-5.0 sẽ được bác sĩ kết luận là tuyến giáp hoạt động bình thường. Rất nhiều bệnh nhân xét nghiệm nồng độ TSH bình thường nhưng 1 loạt triệu chứng lại chỉ hướng đến 1 kết luận khác. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được xét nghiệm thêm 2 chỉ số đó là T4 tự do và T3 tự do. Nhưng sự thật, chúng ta hiện vẫn mắc kẹt trong các xét nghiệm tuyến giáp lạc hậu, bới vì tất cả các xét nghiệm tuyến giáp hiện nay đều được xây dựng dựa trên giả định lỗi thời rằng vấn đề sức khỏe của người bệnh đến từ 1 tuyến giáp ốm yếu. Nhưng đến lúc này, chúng ta đã biết rõ, tuyến giáp mắc bệnh không phải bản chất của vấn đề, đó chỉ là dấu hiệu của 1 rắc rối lớn hơn rất nhiều,đó là: Virus Epstein – Barr ( EBV). Chừng nào các cộng đồng y tế còn chưa nhận thức được sự thật rằng EBV mới là thủ phạm thực sự của các vấn đề tuyến giáp – thì hiệu quả của các xét nghiệm tuyến giáp sẽ rất hạn chế.
Điều mà các bác sĩ và phòng thí nghiệm thực sự cần là những xét nghiệm tiến bộ hơn nhắm vào EBV – những xét nghiệm truy lùng virus, hành trình di chuyển của nó trong cơ thể, tải lượng virus trong các cơ quan và các tuyến, cũng như cách nó tiêu thụ thức ăn.
Phần dưới tác giả có phân tích về độ chính xác của các xét nghiệm hormon tuyến giáp rất không ổn định. Bởi:
– Các chỉ số hormon tuyến giáp phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm trong ngày và mức độ căng thẳng của bệnh nhân. (Có thể, ở nhà các triệu chứng bạn thấy rõ ràng 10 phần nhưng khi đi thăm khám triệu chứng này đã lại chỉ còn 6-7 phần dẫn đến kết quả xét nghiệm vẫn chưa thể chính xác.).
– Khi bạn ngồi trong phòng xét nghiệm hay phòng chờ lấy máu cũng có thể khiến tuyến thượng thận của bạn hoạt động mạnh hơn, làm thay đổi hoàn toàn tình trạng hóa học máu – bởi vì adrenaline ( hay epinephrine) và cortisol đều là steroid, sẽ đột ngột đổ tràn vào máu để chuẩn bị cho phản ứng ” chiến đấu hay bỏ chạy” từ đó gây mất cân bằng nội môi.
Có nhiều bệnh nhân vừa đi xét nghiệm tuyến giáp vào tuần trước, rồi quay lại lấy máu xét nghiệm cho mục đích khác vào tuần sau đó, và nhận được 2 kết quả hoàn toàn khác nhau.
Nếu bạn sắp sửa xét nghiệm tuyến giáp, hãy yêu cầu xét nghiệm TSH, T4 tự do, T3 tự do và kháng thể tuyến giáp.
Các xét nghiệm Kháng thể tuyến giáp.
Các xét nghiệm kháng thể tuyến giáo xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn; bởi vì trong các xét nghiệm tuyến giáp, đây là những xét nghiệm có khả năng phát hiện hoạt động của virus cao nhất. Thế nhưng, vấn đề vẫn là góc nhìn. Hiền nay, các cộng đồng y tế vẫn coi những kháng thể được tìm thấy qua các xét nghiệm này là tự kháng thể – tức là, những kháng thể do hệ miễn dịch của bạn tạo ra để săn đuổi các mô tuyến giáp. Những kháng thể này được coi như bằng chứng cho thấy cơ thể đang tấn công tuyến giáp và bạn rốt cuộc sẽ nhận được chẩn đoán bệnh tự miễn. Trên thực tế, chuyện diễn ra không phải như vậy; cách hiểu này chỉ hoàn toàn dựa trên giả định. Vào lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện thấy hoạt động của kháng thể nhưng không thể tìm ra nguyên nhân, thì giả thuyết thuận tiện nhất là cho rằng cơ thể bị trục trặc.
Hãy nhớ rằng, cơ thể của bạn không tự tấn công chính nó. Kháng thể lộ ra trong các xét nghiệm như xét nghiệm enzyme peroxidase đặc hiệu tuyến giáp (TPO) là những kháng thể được hệ miễn dịch tạo ra nhắm vào kẻ phá rối thực sự đó là : EBV.
Còn 1 nguyên nhân nữa khiến cộng đồng y tế nhầm lẫn là do các nghiên cứu y khoa chưa phát hiện ra hệ miễn dịch riêng của tuyến giáp. ( ý này đã được phân tích kỹ ở chương 5). Các bạch cầu Lympho đặc biệt giống như 1 đội quân bảo vệ tuyến giáp.Mặc dù chúng đã bị điều khỏi tuyến giáp trong quá trình EBV chuyển từ giai đoạn 2 lên giai đoạn 3, nhưng Tuyến giáp – 1 tuyến vô cùng thông minh đã gửi tín hiệu khẩn cấp yêu cầu các bạch cầu Lympho này quay lại ngay khi nhận ra nó đang bị tấc công. Sau khi trở lại các bạch cầu Lympho phối hợp với các kháng thể mà hệ miễn dịch sản sinh, cho phép những kháng thể này đi vào tuyến giáp để tấn công EBV đang có mặt taijd dó và tống chúng ra khỏi cơ thể bạn. Sự nhầm lẫn ở đây xảy ra khi các cộng đồng y tế tìm thấy hoạt động của kháng thể nhưng lại coi đố là nguồn gốc vấn đề. Điều này không đúng. Các bạch cầu Lympho và những kháng thể này đang phối hợp hoạt động để bảo vệ bạn.
Chuyên gia tuyến giáp của riêng bạn.
Để xác định xem bạn có mắc bệnh tuyến giáp hay không? Bạn chính là chuyên gia giỏi nhất của mình. Nếu kết quả xét nghiệm không cho bạn biết thêm thông tin cụ thể nào, hãy nhớ rằng, nếu bạn đang trải qua bất cứ triệu chứng nào thuộc giai đoạn cuối (chúng ta đã tìm hiểu ở chương 5), thì chúng chính là những dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy tuyến giáp của bạn đang bị EBV tấn công và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, chính trong lúc ấy EBV sẽ tiến lên phần trên của cơ thể.
CHƯƠNG 8: DƯỢC PHẨM ĐIỀU TRỊ TUYẾN GIÁP.
Như quan điểm từ xưa nay vẫn cho rằng:” Nếu 1 bộ phận nào đó trong cơ thể bạn bị bệnh thì bạn nên ăn phần cơ thể tương ứng của 1 loài động vật”Ví dụ: Nếu não hoặc thận gặp vấn đề, bạn sẽ cần ăn não hoặc thận của động vật….. Đây không chỉ xuất hiện trong các phương thuốc dân gian. Ngay cả những kiến thức y khoa mà các bác sĩ được học trong quá trình đào tạo tại những trường y nổi tiếng nhất. Vấn đề của những phương pháp điều trị này là không bao giờ hiệu quả.
Sự thật về hormon tuyến giáp.
Những loại thuốc tuyến giáp hiện nay cũng không quá khác biệt so với thuốc tuyến giáp xưa kia. Thực tế, 1 số loại dược phẩm vãn được làm từ tuyến giáp lợn sấy khô, còn 1 số khác là thuốc tổng hợp. Đại đa số bệnh nhân thấy tình hình sức khỏe được cải thiện đều là những người thay đổi chế độ ăn uống, dùng thực phẩm bổ trợ và / hoặc tập thể dục nhiều hơn song song với việc dùng thuốc. Chính hành động loại bỏ thức ăn ưa thích của EBV, kết hợp với các dưỡng chất tăng cường miễn dịch và những cải thiện trong lối sống, mới là điều giúp sức khỏe của họ khá lên. ( Dùng thuốc tuyến giáp trong nhiều năm sẽ góp phần khiến gan chậm chạp, và vì thuốc vốn là hỗn hợp steroid nên sẽ dẫn đến tình trạng tuyến thượng thận hoạt động kém. Những vấn đề này rốt cuộc thường bộc lộ thành tình trạng tăng cân quanh vùng bụng và những phần khác trên cơ thể.)
Các cộng đồng y tế vẫn đang hiểu sai rằng những cải thiện trên có được là nhờ thay thế hormon tuyến giáp – nhưng, 1 lần nữa, vấn đề thực không hề liên quan đến việc bù đắp lượng hormon mà cơ thể người bệnh gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc chuyển hóa.( Y khoa hiện cho rằng: thuốc điều trị tuyến giáp nhằm bổ sung hormon tuyến giáp nguồn gốc từ động vật hay nhân tạo mà bệnh nhân bị thiếu hụt nhưng sự thật hormon trong các loại thuốc này không đồng nhất với hormon tuyến giáp của con người về mặt sinh học, tức là chúng thiếu những hợp chất hóa học quan trọng (vẫn chưa được phát hiện) khiến hormon tuyến giáp của con người trở nên khác biệt. ( tác giả có ví giống như sự khác biệt về sữa bò và sữa mẹ).
Điều chúng ta cần nhớ là, dù người bệnh có cảm thấy tốt hơn, tệ đi hay vẫn như cũ khi dùng thuốc tuyến giáp. Thì loại thuốc này vốn không được kê đơn vì tuyến giáp – nó không chữa lành được tuyến giáp. Nhiều bệnh nhân không biết điều đó. Họ nghĩ rằng, vì mình đã đi thăm khám và nhận được đơn thuốc điều trị các triệu chứng tuyến giáp, nên đơn thuốc sẽ giải quyết được vấn đề. Trong khi đó, EBV có thể vẫn phá hoại tuyến giáp ( và gây ra nhiều triệu chứng tồi tệ khác) nên bệnh tuyến giáp có thể tiếp tục xấu đi. ( Ý này cá nhân tôi hiểu rằng các loại thuốc chữa tuyến giáp về bản chất vẫn là chữa ngọn. Khi chưa hiểu rõ thủ phạm thực sự là EBV đứng đằng sau và việc cần làm đó là loại virus EBV này ra khỏi cơ thể mới là chữa tận gốc vấn đề.)
Sự thật rằng, rất nhiều bệnh nhân vẫn gặp các triệu chứng: tăng cân, rụng tóc, mệt mỏi, nhìn chung vẫn khổ sở dù đã dùng thuốc điều trị các vấn đề tuyến giáp.
Hàng triệu người đã rơi vào hoàn cảnh thế này: Họ chăm chỉ uống thuốc mỗi ngày, và mặc dù thuốc khiến các xét nghiệm tuyến giáp trả về kết quả nồng độ hormon bình thường, nhưng thực ra tình trạng tuyến giáp của họ đang ngày càng xấu đi bởi không ai hiểu rằng mình cần tìm kiếm vấn đề cốt lõi và giải quyết nguyên ngân thực sự.
Tác giả dẫn chứng ông đã gặp:
– Những người phải cắt bỏ tuyến giáp, họ không hề dùng thuốc tuyến giáp, nhưng đã cảm thấy khá hơn sau khi loại bỏ được được EBV.
– Những người dùng thuốc tuyến giáp, đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc không, chưng chưa loại bỏ đc EBV nên vẫn cảm thấy rất tồi tệ.
Thực tế là, mọi vấn đề đều liên quan đến virus tuyến giáp: Epstein-Barr (EBV). Khi tồn tại và hoạt động trong cơ thể, EBV sẽ làm suy kiệt sức khỏe của người nhiễm, dù người đó có đang uống thuốc tuyến giáp hay không.
Có 1 ý quan trọng đã được nêu ở phần trên, đó là hệ nội tiết của chúng ta có thể tự sản xuất hỗn hợp adrenaline mô phỏng hormon tuyến giáp từ tuyến thượng thận để bù đắp khi tuyến giáp hoạt động kém. Không biết được điều này nên các bác sĩ vẫn kê đơn thuốc tuyến giáp cho bệnh nhân. Thực ra lúc này, điều cơ thể cần là hệ miễn dịch được giúp đỡ để giảm tải lượng virus.
Trong sách tác giả có phân tích vì sao những bệnh nhân cảm thấy sức khỏe tốt lên khi đang dùng thuốc điều trị tuyến giáp nhưng sau 1 thời gian dùng thuốc bệnh nhân sẽ thường phải quay trở lại khám vì thuốc hỗ trợ tuyến giáp khiến cơ thể hiểu rằng lượng hormon tuyến giáp từ thuốc bù đắp cho cơ thể khiến cơ thể hiểu rằng đang sản xuất đủ hormon nên nó sẽ sản xuất ít hormon kích thích tuyến giáp hơn. Nhưng theo thời gian, vì EBV không bị xử lý và vẫn hoạt động mạnh trong tuyến giáp ( có thể nhờ các yếu tố kích hoạt trong cuộc sống) nên tuyến giáp sẽ tiếp tục hoạt động kém hiệu quả hơn. Mọi thứ cứ rơi vào vòng luẩn quẩn khi thủ phạm thật sự chưa được loại bỏ.
Tác giả muốn độc giả nhận thức được 1 tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tuyến giáp trường kỳ – 1 điều mà các nghiên cứu y khoa vẫn chưa phát hiện ra – rằng: Ở 1 số người, thuốc tuyến giáp có thể rèn luyện cho tuyến giáp sản xuất hormon ít đi, khiến nó teo lại và nhỏ dần theo thời gian. Về cơ bản, thuốc khiến tuyến giáp co lại. Cũng như cơ bắp phải được sử dụng thì mới luôn khỏe mạnh, tuyến giáp cũng cần thường xuyên làm việc để duy trì năng lực của mình. Khi bạn sử dụng thuốc tuyến giáp trường kỳ. Tuyến giáp mất đi phần nào khao khát sản xuất hormon – linh hồn của nó gần như bị cầm tù- bởi vì thuốc đang báo với tuyến yên rằng T4 và T3 đang được sản xuất đủ, nên tuyến giáp không nhận được tín hiệu TSH để tiếp tục hoạt động.
Những điều cần biết khi dừng thuốc tuyến giáp.
Nếu bạn và bác sĩ cùng thảo luận và quyết định giảm bớt hoặc chấm dứt dùng thuốc tuyến giáp , thì cần lưu ú 1 vài điểm quan trọng sau đây:
– Khi 1 bệnh nhân dùng 1 loại thuốc nào, ví dụ như thuốc tuyến giáp, gan sẽ tự động hấp thụ và xử lý nó, bởi vì gan là cơ quan bảo vệ cơ thể khỏi tất cả những vật chất ngoại lai. Liều lượng bạn dùng càng cao, thời gian sử dụng càng lâu, thì lượng thuốc mà gan hấp thụ và vẫn đang phải cất trữ ngày càng nhiều.
Nếu bạn mới dùng thuốc tuyến giáp, kết quả xét nghiệm máu ban đầu có thể sẽ không ghi nhân được sự khác biệt nào về nồng độ hormon, bởi vì gan đã nhanh chóng hấp thụ hầu hết lượng thuốc này. Kết quả là, theo thời gian, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn liều cao hơn và nhiều khả năng lượng thuốc này cũng sẽ tiếp tục bị gan hấp thụ. Đến 1 thời điểm nhất định – tùy thuộc vào từng người, có thể 10 năm sau – lượng thuốc tuyến giáp tích tụ có thể trở nên độc hại và trở thành gánh nặng cho gan, khiến cơ quan này phải dần dần giải phóng thuốc trở lại trong máu, đôi khi thành từng đợt tặng vọt ngắt quãng, bởi vì gan đã bị quá tải. Nhưng thuốc được giải phóng lại vào máu sẽ không hoạt động hoặc đạt hiệu quả như lần đầu bạn uống. Nó chỉ còn khoảng 5% tác dụng sơ cứu tạm thời cho cơ thể. Khi thuốc quay trở lại máu theo cách này, cơ thể bạn có thể sẽ sinh phản ứng chống đối và bạn có thể gặp tình trạng không dung nạp thuốc. Dẫn đến 1 số cảm giác dị ứng nào đó, tim đập nhanh hoặc căng phồng, khó ngủ…..Thường trong những trường hợp này bệnh nhân sẽ phải chuyển từ dùng thuốc tổng hợp sang dùng thuốc hỗ hợp tự nhiên hoặc ngược lại, thậm chí phải bỏ hẳn thuốc tuyến giáp vì cơ thể bạn đã trở nên quá nhạy cảm với loại thuốc này.
– Trước khi có quyết định dừng thuốc tuyến giáp, điều bạn cần làm đó là:
+ Thứ nhất, cân nhắc việc dùng thuốc. Vì 1 người khi đã dùng steroid suốt nhiều năm, cơ thể sẽ bị sốc nếu những nguồn cung cấp này biến mất đột ngột và hậu quả là, bạn sẽ thấy rất khó chịu về thể chất.
+ Thứ hai, khi bạn đột ngột dừng thuốc tuyến giáp, gan sẽ lập tức cảm thấy được giải thoát, nên sẽ giải phóng vào máu lượng thuốc tuyens giáp cũ mà nó đã hấp thụ suốt bấy lâu với tốc độ rất nhanh. Khi 1 lượng lớn hormon này đột ngột tràn ngập trong máu, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, dẫn đến nhiều triệu chứng mà bệnh nhân nhầm tưởng là tình tạng phụ thuộc thuốc, nhưng thực ra là triệu chứng thải độc. Quá trình thải độc gan thật sự rất hữu ích, vì nó giúp gan bớt tắc nghẽn và tránh cho bạn bị tăng cân thêm.
Để hỗ trợ cho tuyến giáp và tuyến thượng thận là 2 tuyến sản xuất các hormon, mục tiêu của bạn nên chủ động loai bỏ EBV khỏi cơ thể và chữa lành tuyến giáp bằng những công cụ được giới thiệu trong cuốn sách này, để nó có thể tái cân bằng và sản xuất ra nồng độ hormon thích đáng. Hành động này sẽ giúp ích cho bạn khi thuốc rời khỏi cơ thể, để bạn có nhiều cơ may cảm thấy thoải mái nhất.
PHẦN II: NHỮNG SAI LẦM VĨ ĐẠI ĐANG KÌM HÃM BẠN.
Bệnh mãn tính đã đạt đến cấp độ dịch bệnh mà tác giả gọi là “đại dịch”. Và trong Sai lầm vĩ đại về bệnh mãn tính, rủi ro và tổn thất cũng cao như trong vấn đề về quyền bầu cử của phụ nữ. Hàng triệu người đang phải sống cuộc đời đầy hạn chế, bị cản trở hưởng thụ 1 quyền cơ bản của con người – trong trường hợp này là quyền được khỏe mạnh – ấy thế mà , điều này lại diễn ra trong bí mật.
Khi khám phá ra sự thật về Những sai lầm Vĩ đại, bạn sẽ có được cơ chế an toàn cần thiết để bảo vệ bản thân và những người thân yêu, từ đó giành lại sự tự do mà bạn không hề hay biết đã bị tước khỏi tay mình.
9 sai lầm Vĩ đại về bệnh mãn tính bao gồm:
- Sự nhầm lẫn về tự miễn.
- Quan niệm sai lầm về những căn bệnh bí ẩn.
- Coi nhãn bệnh như câu trả lời.
- Coi tình trang viêm là nguyên nhân,
- Bí ẩn về trao đổi chất.
- Đổ lỗi cho gen
- Bỏ qua nhóm Tứ bất Dung thứ.
- Tất cả đều do bạn tưởng tượng.
- Bạn tự tạo nên căn bệnh của mình.
Giờ chúng ta cùng phân tích kỹ từng sai lầm vĩ đại mà tác giả nêu ở trên nhé!
Sai lầm vĩ đại thứ nhất: Sự nhầm lẫn về tự miễn.
Hiện nay, y khoa vẫn cho rằng bệnh tự miễn là do cơ thể tấn công chính nó. Tác giả khẳng định điều này không chính xác. Cơ thể không tự tấn công chính nó. Nó tấn công các mầm bệnh. Nếu không chấp nhận sự thật trên, quá trình nghiên cứu các bệnh tự miễn sẽ không thể tiến triển đúng hướng.
Bạn sẽ nghe được 1 số nguồn nói rằng, phản ứng tự miễn xảy ra khi cơ thể đang bảo vệ chính nó khỏi 1 tác nhân kích hoạt ( như mầm bệnh hoặc gluten), nhưng trong quá trình đó, nó bắt đầu nhầm lẫn, không phân biệt được yếu tố ngoại lai với các mô trong chính cơ thể. Như chúng ta đã tìm hiểu, các yếu tố kích hoạt không hoạt động như thế. Mọi hoạt động của kháng thể đều xuất phát từ việc các kháng thể đang tấn công virus, chứ không phải cơ thể bạn. Hãy nhớ rằng, cơ thể bạn yêu bạn vô điều kiện.
Kháng thể là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của 1 loại virus ( hoặc kháng nguyên khác) trong cơ thể, nên hệ miễn dịch đang dồn hết năng lượng để chiến đấu. Quá trình mầm bệnh xâm nhập tế bào sẽ gây ra hiện tượng viêm. Cơ thể hoạt động để chống lại mầm bệnh đó. Đến 1 ngày, y khoa sẽ nhận ra rằng, thời điểm virus bắt đầu gây nên bệnh mãn tính ở bệnh nhân chính là lúc nó đã xâm nhập vào trong các cơ quan của người đó rất sâu đến mức không lộ diện trên các xét nghiệm máu truyền thống – vì thế, tạo ra nhầm lẫn rằng cơ thể đang rối loạn.
” Vì đây là vấn đề do virus gây ra, nên chúng ta hãy giải quyết bằng những biện pháp tự nhiên có thể giết chết virus đó. Bạn nên áp dụng chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm chữa lành, thảo dược và thực phẩm bổ trợ để tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời nuôi dưỡng các dây thần kinh và mô tuyến giáp.”
Sai lầm vĩ đại thứ hai: Quan niệm sai lầm về những căn bệnh bí ẩn.
Nếu bạn đi thăm khám mà không nhận được câu trả lời hợp lý và 1 phác đồ điều trị có thể giúp bạn lành bệnh từ những triệu chứng nào đó mà bạn gặp phải thì căn bệnh đó là 1 bí ẩn y học.
Trong các triệu chứng và bệnh lý , có ít nhất 5000 vấn đề sức khỏe vẫn còn là bí ẩn với y học ngày nay. Hành xử như thể bệnh đau nửa đầu, trầm cảm, bệnh Lyme, viêm khớp dạng thấp, mệt mỏi, nhiễm nấm Candida, bốc hỏa, tim đập nhanh, tiểu đường và nhiều vấn đề khác không hề khiến các chuyên gia bối rối chẳng khác nào lờ đi tảng băng trôi mà tàu Titanic sắp đâm phải. Điều này cũng đúng với tất cả các Sai lầm vĩ đại khác: Vờ như chúng không tồn tại không khiến chúng bớt nguy hiểm đi.
Trên thực tế, cách giải quyết dứt khoát ở đây là thừa nhận rằng nhiều mặt về sức khỏe con người vẫn còn là bí ẩn lớn với khoa học – chính điều này sẽ tạo ra nhận thức và động lực để tìm kiếm câu trả lời. Chỉ khi thừa nhận sự thật, chúng ta mới có thể chuyển hướng.
Sai lầm vĩ đại thứ ba: Coi nhãn bệnh như câu trả lời.
Khi bệnh nhân được nghe rằng họ mắc bệnh Addison, u hạt , vảy nến, rụng tóc, tăng sản hạch bạch huyết, lạc nội mạc tử cung, viêm đường ruột,….. họ sẽ cảm thấy vấn đề chỉ có thể và đã sáng tỏ rồi. Họ coi những nhãn bệnh này chính là đáp án và khiến họ dễ thuận theo hơn. Bệnh nhân sẽ không có động lực để tiếp tục đặt những câu hỏi như:
– Vì sao?
– Căn nguyên của bệnh này là gì?
– Các nghiên cứu về bệnh này đã đi đến kết luận chưa?
để đứng lên đấu tranh vì quyền khỏe mạnh của mình.
Đừng để bản thân bị áp vào 1 danh mục nào đó chỉ vì 1 chuẩn đoán.
+ Trước hết, chuẩn đoán nhầm rất phổ biến trong lĩnh vực bệnh mãn tính. Bởi vì những bệnh trạng này còn là bí ẩn và thường nằm ngoài phạm vi xét nghiệm, nên bác sĩ có thể phải dựa vào quan sát để đưa ra 1 nhãn bệnh mô tả nỗi đau khổ của bạn. Nhãn bệnh đó có thể sai sót.
+ Thứ hai, những nhãn bệnh bạn nhận được sau chuẩn đoán không có nhiều giá trị.
Nếu bạn đã nhận được 1 nhãn bệnh cho vấn đề sức khỏe mãn tính của mình, và nhãn mác đó khiến bạn thấy tuyệt vọng, dù ít hay nhiều, hãy nhớ rằng bạn chưa được biết đầy đủ lý do gây ra nỗi khốn khổ của mìn. Khi bạn hiểu được nguyên nhân thực sự khiến mình không khỏe mạnh – chứ không chỉ là 1 tên gọi chung các vấn đề – thì nỗi thất vọng sẽ tan biến, bở vì nhận thức được vấn đề chính là bước đầu tiên để chữa lành.
Sai lầm vĩ đại thứ tư: Coi tình trạng viêm là nguyên nhân.
“Viêm ” là 1 nhãn mác được đưa ra quá tùy tiện. Hiện nay, viêm bị coi là nguyên nhân của mọi vấn đề, từ ung thư, béo phì đến bệnh tim,……. Sai lầm ở đây chính là quan niệm cho rằng ” viêm” chính là câu trả lời. Không phải như thế. Viêm không tự phát sinh và cũng không phải yếu tố vận hành duy nhất. Trên thực tế, viêm chỉ là 1 dấu hiệu. Điều chúng ta cần thực sự chú ý là nguyên nhân thực sự đằng sau tình trạng viêm – những tác nhân phá hoại như các loại và các chủng virus Epsten -Barr, virus zona, HHV-6, nhưng chủng virus chưa được khám phá như: HHV-10 và HHV-12, cũng như các vi khuẩn kháng kháng sinh như liên cầu khuẩn và H.pylori. Tính trạng viêm xảy ra do có sự xâm nhập và/ hoặc chấn thương, và những mầm bệnh này có thể gây ra cả hai.
Vậy mà chúng ta lại đổ lỗi thủ phạm gây viêm lại là những thực phẩm. Ví dụ như ngũ cốc bị coi là yếu tố gây viêm, thậm chí còn đơn độc gây ra bệnh tự miễn. Trong khi đó có rât nhiều người ăn ngũ cốc vẫn khỏe mạnh. Những người 90 tuổi, cả đời ăn ngũ cốc và thực phẩm chế biến sẵn nhưng lại không gặp vấn đề về sức khỏe nào? Sự thực là, trong cơ thể những người mắc bệnh tự miễn có virus – chính chúng ăn ngũ cốc và nấm, rồi gây viêm. Thế nên, 1 người hoàn toàn không chứa mầm bệnh sẽ không phản ứng với ngũ cốc, bới ngũ cốc không khởi động 1 đại tiệc điên cuồng cho virus.
Sai lầm vĩ đại thứ năm: Bí ẩn về trao đổi chất.
Có 1 nhầm tưởng rằng ” trao đổi chất chậm ” là nguyên nhân khiến 1 người khó giảm cân.
Khái niệm trao đổi chất đã ăn sâu bén rễ trong y học hiện đại từ thời điểm các trường y đầu tiên được cấp vốn và ký kết hợp đồng giảng dạy. Nó có vẻ là 1 ý tưởng tiện dụng để bám víu, vì nó có vẻ cung cấp cho người bệnh 1 lời giải thích về nỗi khốn khổ của họ. Tuy nhiên, nếu dừng lại suy nghĩ 1 chút, bạn sẽ thấy lý thuyết trao đổi chất rất phi khoa học và chứa 1 lỗ hổng khá rõ ràng đó là:” Bạn không thể đo lường quá trình trao đổi chất 1 cách chính xác.”
Nếu các vấn đề cân nặng bí ẩn thực sự có thể được giải quyết bằng cách tiêu thụ lượng calo ít hơn so với lượng calo bạn đốt cháy hoặc đo nhịp tim mỗi phút, thì các vấn đề của mọi người đáng lẽ đã được giải quyết từ lâu. Trên thực tế, nhiều người đã áp dụng lời khuyên tính toán lượng calo nhưng không thu được kết quả, hoặc cân nặng sẽ lập tức tăng trở lại, rồi bị gán cho tội danh lười biếng hoặc bị chỉ trích rằng họ đã làm sai cách.
Vậy nếu vấn đề cân nặng không liên quan đến việc cân bằng lượng calo nạp vào với lượng calo đốt cháy, thì liên quan đến điều gì???
– Trong 1 số trường hợp, nó liên quan đến tuyến yên, thận và các vấn đề đường ruột, thậm chí là tim.
– Trong rất nhiều trường hợp khác, vấn đề cân nặng liên quan đến gan và hệ bạch huyết.
Khi 1 người bị quá tải vì độc tố, chế độ ăn quá giàu chất béo hoặc nhiều thực phẩm không lành mạnh, hoặc vấn đề với virus như Virus EBV chúng ta nêu ở trên, gan và hệ bạch huyết sẽ bị quá tải. Chúng không thể thải độc tốt như chức năng vốn có; và nếu cơ thể không thể thải độc, thì như khách không mời, những độc tố này sẽ bám trụ và gây tắc nghẽn. Như 1 cơ chế bảo vệ, cơ thể bạn sẽ tích dịch lỏng để giữ lại các độc tố, dẫn đễn phù nề và cuối cùng là tăng cân.
Thay vì phát hiện ra toàn bộ những điều này, chúng ta lại cho rằng nguyên nhân là do “trao đổi chất chậm. Trên thực tế, không có gì gọi là trao đổi chất chậm. Nhiều quan điểm đổ lỗi cho tuyến giáp gây ra trao đổi chất chậm sẽ khiến lý thuyết này sai lầm nghiêm trọng hơn.
Mấu chốt để đạt được trọng lượng ổn định đó là duy trì cân bằng nội môi – hay giải quyết vấn đề cốt lõi trong cơ thể bạn – chứ không phải tập trung vào tuyến giáp.
Thải độc mới là yếu tố quyết định. Nếu nhiễm EBV, bạn cần loại bỏ virus và chất thải của nó ra khỏi cơ thể, cũng như thanh lọc độc tố và thức ăn cung cấp nhiên liệu cho virus.
Sai lầm vĩ đại thứ sáu: Đổ lỗi cho gen.
Những giả thuyết gần đây vẫn đổ lỗi cho bệnh mãn tính cho gen. Đây là 1 quan niệm sai lầm. Gen không quyết định toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Cơ thể của chúng ra được cấu tạo để hoạt động tốt, và chính những yếu tô bên ngoài mới là thứ gây ra hàng loạt vấn đề mãn tính cản trở rất nhiều người.
Di truyền có thể có vai trò nào đó trong bệnh tật. Nhưng đối với các ca bệnh tự miễn và các rối loạn mãn tính khác, gen chỉ là 1 mảnh ghép mà thôi. Cỏ rất nhiều lý do khiến người ta ốm yếu mà không hề liên quan đến gen. Lý do khiến rất nhiều bệnh trạng bị nhầm tưởng là do di truyền nằm ở chỗ các mầm bệnh và chất ô nhiễm truyền thừa từ bố mẹ sang con cái. Hơn nữa, các thành viên trong gia đình thường tiếp xúc với những yếu tố môi trường giống nhau, vì họ sống và di chuyển cùng nhau.
Tác giả có phân tích kỹ ý này như sau: Nếu bạn và mẹ bạn cùng mắc viêm giáp Hashimoto, điều này không có nghĩa rằng căn bệnh viêm giáp ” nằm trong huyết thống gia đình bạn” như cách hiểu thông thường. 1 kịch bản thực tế hơn là: Mẹ banjd dã nhiễm EBV tại 1 thời điểm nào đó trước khi bạn được sinh ra. Khi thụ thai bạn, mẹ bạn đã truyền virus tuyến giáp này sang bạn; trong khi đó, bố bạn truyền vào bạn lượng thủy ngân xưa cũ mà ông bà nội bạn truyền lại. Sau đó, khi còn nhỏ, bạn và mẹ bạn đều tiếp xúc với thuốc trừ sâu dùng trong nhà, 1 thứ gây hại cho hệ miễn dịch của bạn. Và bởi vì bạn và mẹ bạn đều trải qua rất nhiều căng thẳng ( có lẽ bắt nguồn từ khó khăn tài chính trong gia đình), sống trong môi trường có nồng độ kim loại nặng độc hại cao và tuân theo chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm không lành mạnh( như trứng rán, thịt lợn muối, bánh ngô chiên bằng dầu hạt cải dầu,…), nên virus có cơ hội tiếp tục sinh sôi phát triển trong gan, rồi cuối cùng là tuyến giáp. Các vấn đề tuyến giáp và triệu chứng EBV của mẹ bạn có lẽ bộc lộ sớm hơn bởi bà nhiễm virus lâu hơn. Các vấn đề sức khỏe của bạn có thể phát triển chậm hơn, vì virus di chuyển trong cơ thể bạn với tốc độ khác. Do đó, việc 2 mẹ con bạn đã cùng tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt sẽ không thể hiện rõ ràng. Nhưng gen không hề tham gia vào quá trình này.
Chừng nào các cộng đồng y tế còn chưa công nhận sự liên quan của mầm bệnh và các yếu tố môi trường, thì họ vẫn chưa thể giúp đỡ mọi người thực sự thoát khỏi bệnh tuyến giáp và nhiều bệnh mãn tính khác. Chỉ khi giới chuyên gia bắt đầu thừa nhận rằng các mầm bệnh và chất ô nhiễm là nguyên nhân thực sự, chúng ta mới có thể đạt được những tiến bộ chân chính.
Sai lầm vĩ đại thứ bảy: Bỏ qua Tứ bất dung thứ.
Tứ bất dung thứ là 4 yếu tố bên ngoài những vấn đề thực sự gây ra các bệnh mãn tính bí ẩn bao gồm: Phóng xạ, Sự bùng nổ virus, DDT và Kim loại nặng độc hại. Cụ thể như sau:
- Phóng xạ: từ các thảm họa hạt nhân trên thế giới như: Fukushima, Hiroshima và Chernobyl vẫn chưa tan biến. Lượng phóng xạ này vẫn từ trên trời rơi xuống chúng ta và sẽ tiếp tục như thế trong tương lai. Thêm vào đó, những sai lầm phóng xạ trong lịch sử, như phơi nhiễm quá nhiều và nội soi huỳnh quang , vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chúng ta qua lượng phóng xạ truyền thừa qua các thế hệ.
Thậm chí, ngày nay, phơi nhiễm phóng xạ mới cũng rất đáng lo ngại. Chẳng hạn như đi chụp X-quang ( chúng ta cần thêm các biện pháp bảo vệ). Khi đi máy bay, có nhiều nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ nhiều hơn bao giờ hết do phóng xạ từ sự kiện Fukushima vẫn còn trong bầu khí quyển. Phơi nhiễm phóng xạ sẽ gây ức chế hệ miễn dịch – cả hệ miễn dịch riêng của tuyến giáp và hệ miễn dịch tổng thể của cơ thể- tạo điều kiện cho EBV lợi dụng tuyến giáp, cũng như nhiều loại bệnh khác, để kiểm soát cơ thể. - Sự bùng nổ virus: là lời giải thích cho hầu hết các bệnh mãn tính ngày nay. Mặc dù bạn đã biết về khả năng phá hoại của EBV qua cuốn sách này, nhưng những virus khác trong họ virus herpes ở người ( HHV) như virus zona, virus cytomegalo, HHV-6, HHV-7 và nhiều loại virus chưa được phát hiện như HHV-10, HHV-11 và HHV-12 cũng đang lây lan trong cộng đồng và khiến nhiều người suy yếu.
Các triệu chứng thần kinh thời nay như: sương mù não, mất trí nhớ, ù tai, cứng vai, đau nửa đầu, đau dây thần kinh, chuột rút, co giật, lo âu, trầm cảm,….. chưa kể đến các vấn đề sức khỏe như viêm giáp Hashimoto, bướu giáp độc lan tỏa, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh Lyme, đa xơ cứng,…..đều bắt nguồn từ sự bùng nổ virus. Như chúng ta đã phân tích ở chương 6, 98% bệnh ung thư cũng khởi nguồn từ 1 loại virus kết hợp với ít nhất 1 loại độc tố.
Khi những virus này lan rộng, chúng đột biến và trở nên nguy hiểm hơn. Không phải đột biến gen gây ra các vấn đề sức khỏe mà là đột biến biến virus là thủ phạm thực sự. - DDT: là loại thuốc trừ sâu từng rất phổ biến trước khi bị cấm ở nhiều nơi trên thế giới này vẫn chưa hề rời khỏi chúng ta. Nó không chỉ vẫn tồn tại trong môi trường và có nguy cơ lây nhiễm vào thức ăn của chúng ta, mà còn có thể được truyền thừa qua các thế hệ. Hiện nay, nhiều chất cùng họ với DDT hiện vẫn đc dùng dưới dạng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm mà chúng ta gặp trong nông sản thông thường, sử dụng trong sân vườn, xịt trong nhà,….
DDT nguy hiểm vì nó có thể phá hủy gan, nuôi dưỡng các loại virus như: EBV và làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho các mầm bệnh và chất ô nhiễm khác xâm nhập. Thế nhưng, vì DDT được truyền thừa qua các thế hệ, nên nó ngụy trang thành 1 điểm yếu trong gen, từ đó không còn bị chú ý quá nhiều. - Kim loại nặng độc hại: Vì chúng ta không thấy đồng, asen, cadimi, chì, niken, thủy ngân, nhôm, thép và các hợp kim của chúng đã xâm nhập cơ thể mình qua con đường thuốc trừ sâu, thuộc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, DDT, các loại dược phẩm ( như kháng sinh) và qua dòng máu của chúng ta, nên chúng hẳn không gây hại cho ta.
Bản thân kim loại nặng độc hại cũng gây hại ghê gớm nếu không được thanh lọc khỏi cơ thể. Chúng là thức ăn ưa thích của các loại mầm bệnh, đồng thời khiến hệ miễn dịch suy kiệt. Theo thời gian, những kim loại này bị oxy hóa, rò gỉ phụ phẩm và cặn bã, nhiễm bẩn và phá hủy mô trong cơ thể bằng dòng chảy kim loại độc hại – thứ vật chất đã bị tinh luyện và xử lý nhiều hơn so với kim loại thô trước đó, khiến các mầm bệnh dễ dàng tiêu hóa hơn.
Khi kết hợp với nhau, kim loại nặng còn nguy hiểm hơn nữa – chúng tạo thành các hợp kim của hai hoặc nhiều loại kim loại khác nhau và kích hoạt lẫn nhau. Cũng như các loại thuốc chống chỉ định dùng, phản ứng giữa các chất này sẽ gây hại cho cơ thể bạn, khiến hệ miễn dịch chung của cơ thể và hệ miễn dịch của tuyến giáp suy yếu hơn nữa, từ đó cho phép những virus như EBV xây dựng đội quân vững mạnh và gây ra các vấn đề như bệnh tuyến giáp.
Sai lầm vĩ đại thứ tám: Tất cả đề do bạn tưởng tượng.
Đây là 1 quan niệm khi bạn gặp 1 trong những triệu chứng mà đi thăm khám cũng không rõ nguyên nhân hay không cho ra 1 kết quả cụ thể. Thường bạn sẽ bị dán nhãn:” Do bạn tự tưởng tượng ra mà thôi” . Sự thật là, chỉ bạn mới là người biết rõ nhất . Vì những triệu chứng đó vẫn đeo bám bạn hàng ngày, khiến bạn mệt mỏi, cản trở cuộc sống của bạn.
Cách nghĩ “tất cả đều do bạn tưởng tượng” là kẻ phá hoại trực giác con người, khiến người bệnh mất lòng tin và khả năng phán đoán của chính mình.
Sai lầm vĩ đại thứ chín: Bạn tự tạo nên căn bệnh của mình.
Bạn không tạo nên căn bệnh của mình! Không ai muốn ốm đau hết và cũng không ai sợ lành bệnh hết.
Để đạt được mốc sức khỏe cao nhất, chúng ta cần làm mọi điều khả thi để củng cố trạng thái tinh thần của mình. Những suy nghĩ tích cực sẽ mang lại cho chúng ta những cảm xúc tích cực tạo cho cơ thể cảm giác thư thái và tăng cường hệ miễn dịch – đó là điều quan trọng cần ghi nhớ.
Tác giả có đưa ra dẫn chứng những người sống luôn suy nghĩ tiêu cực nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Đó bởi vì, nếu người đó không gặp vấn đề về virus hay độc tố trong cơ thể thì người đó có suy nghĩ vô vàn điều tiêu cực, những cảm xúc này không đột ngột biến thành bệnh tật.
Và người có tâm hồn nhân hậu, sống lạc quan, luôn suy nghĩ tích cực, giàu lòng trắc ẩn nhưng vẫn bị gục ngã vì bệnh tật. Bởi bên trong cơ thể cô ấy có thể đã nhiễm 1 loại virus nào đó hoặc những độc tố truyền thừa từ thế hệ trước hay do môi trường có tiếp xúc với độc tố hay tứ dung thứ.
Sự thật là: ” Tứ bất dung thứ mới là điều cản trở cuộc sống; nếu biết coi chừng chúng, ta có thể bảo vệ chính mình; và cơ thể ta có năng lực chữa lành tuyệt vời nếu chúng ta trao cho cơ thể điều nó thực sự cần.”
PHẦN III: PHỤC HỒI TUYẾN GIÁP.
Chương 9: Đã đến lúc tái tạo cơ thể.
Sau khi biết được thủ phạm thực sự đứng đằng sau chắc hẳn đến thời điểm này bạn chỉ muốn nhanh chóng loại bỏ virus ra khỏi cơ thể mình ngay đúng không?? Đó chính xác là những gì tác giả muốn truyền tải trong cuốn sách này. Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn 100% virus EBV ra khỏi cơ thể. 90% tải lượng virus là được rồi. 10% còn lại trong cơ thể sẽ đóng vai trò như 1 lời nhắc nhở để hệ miễn dịch luôn cảnh giác, luôn được rèn luyện và sẵn sàng hoạt động.
Hãy coi hệ miễn dịch như 1 đơn vị cứu hỏa luôn sẵn sàng, nhiệt tình và có khả năng xử lý bất cứ vấn đề nào gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Sau khi áp dụng lộ trình chữa lành mà tác giả sắp nêu ở phần sau. Bạn đừng mất niềm tin nếu chưa cảm thấy tìm lại được chính mình ngay lập tức. Mỗi người đều có khung thời gian hồi phục khác nhau. Nếu mắc bệnh không quá lâu, bạn có thể lành bệnh chỉ sau 3 tuần. Nếu đã mắc phải các triệu chứng trong thời gian dài hơn, bạn có thể sẽ cần 3 tháng, 6 tháng hay 1 vài năm mới thực sự phục hồi hoàn toàn. Suốt khoảng thời gian đó, bạn sẽ thấy khỏe hơn mỗi ngày, tũ bỏ đc 1 triệu chứng. Đừng nảm lòng dù bạn đã đau ốm suốt 30 năm và biết mình sẽ phải làm rất nhiều việc mới có thể chữa lành.
Khi bạn cố gắng cải thiện sức khỏe 1 cách tự nhiên và củng cố hệ miễn dịch bằng những loại thực phẩm đúng đắn cũng như các cách thức lành mạnh, tuyến giáp của bạn cũng sẽ bắt đầu tự cải thiện, trong khi EBV dần suy yếu. Điều tốt hơn nữa là những phần còn lại của cơ thể bạn cũng sẽ được cải thiện. Gan, hệ bạch huyết, dây thần kinh, quá trình tuần hoàn máu – với đủ sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc, bạn có thể tái xây đắp cơ thể và giành lại cuộc sống.
Chương 10: Cuộc sống không có tuyến giáp.
Đây là 1 chương đặc biệt dành cho những người đã mất đi tuyến giáp sau khi phẫu thuật hoặc điều trị bằng iot phóng xạ. Chúng ta hãy cùng xem cách loại bỏ các triệu chứng, chiến thắng bệnh tật và tái sinh tuyến giáp, cũng như lấy lại con người khỏe mạnh trước đây của bạn nhé!
Trước hết, hãy ghi nhớ chi tiết quan trọng này: Những triệu chứng được gắn nhãn”triệu chứng suy giáp” gần như đều do virus gây ra, không liên quan đến việc thiếu hormone tuyến giáp. Vì thế khi bạn khiến EBV rút lui, các triệu chứng cũng sẽ biến mất – ngay cả khi bạn không còn tuyến giáp.
Thông tin quan trọng thứ 2 cần nhớ là: Cơ thể vẫn tin rằng bạn còn tuyến giáp nguyên vẹn. Khi phần nào tuyến giáp bị cắt bỏ, vẫn còn các mô dính ở rìa. Cơ thể vẫn sẽ coi như bạn có tuyến giáp. ( Ví như 1 căn nhà khi bị đổ vẫn còn nền móng để xây dựng lại ).
Khi bạn mất đi nhiều mô tuyến giáp, thì những mô tuyến giáp năng động còn lại của bạn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Các tế bào học cách thích ứng, trở nên khỏe khoắn hơn và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, đồng thời tự bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của EBV trong tương lai bởi số lượng còn lại của chúng rất hạn chế. Ngoài ra chúng ta cần bổ sung những thực phẩm giúp chữa lành, phục hồi và bảo vệ tuyến giáp.
Chương 11: Quan niệm sai lầm phổ biến và những điều cần tránh.
Những mối lo ngại về Iốt.
Iot là 1 chất diệt khuẩn, có hiệu quả tiêu diệt cả virus lẫn vi khuẩn. Người thiếu iot sẽ dễ nhiễm vi khuẩn và virus hơn. Do đó, nếu cơ thể bạn đã nhiễm virus EBV bạn không nên để cơ thể thiếu iot, vì điều này đồng nghĩa với việc mẫn cảm với EBV hơn, tức là mẫn cảm với bệnh lý tuyến giáp hơn.
Tại sao có quá nhiều nhầm lẫn về iot và tuyến giáp đến vậy? Bởi vì, khi iot tới tuyến giáp, nó tiêu diệt các tế bào virus với tốc độ rất nhanh, gây nên tình trạng viêm tăng vọt tạm thời. Tình trạng viên này thường bị nhầm lẫn với phản ứng tự miễn. Mối lo ngại phổ biến là iot dẫn đến hiện tượng sản xuất hormon tuyens giáp quá mức, khiến cơ thể nhầm tưởng đó là những yếu tố ngoại lai, từ đó thôi thúc hệ miễn dịch tấn công tuyến giáp.
Một trong những điều quan trọng đối với bệnh nhân suy giáp là tránh bị thiếu iot hoàn toàn. Tránh tình trạng thiếu iot cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiều dạng ung thư như: ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư não, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư miệng và hàm. Vì hầu hết các bênh ung thư đều do mầm bệnh gây ra, iot là chất khử trùng, có khả năng tiêu diệt những mầm bệnh đó. Iot là chất hỗ trợ thiết yếu đối với cả tuyến giáp và hệ miễn dịch.
Những mối lo ngại về Kẽm.
Thiếu kẽm là 1 trong những nguyên nhân kích hoạt những vấn đề liên quan đến virus, như viêm giáp Hashimoto. Ngày nay, nhiều người trên thế giới đang bị thiếu kẽm và chính điều đó tạo cơ hội cho EBV lợi dụng để lây lan rộng hơn.
Thiếu kẽm là 1 tình trạng phổ biến. Cũng như iot, thiếu kẽm thâm chí có thể được truyền thừa khi sinh.
Ngày nay, thật khó mà nạp đủ kẽm chỉ từ thức ăn. Tác giả có gợi ý chúng ta có thể bổ sung kẽm Sulfat dạng lỏng chất lượng cao sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn và bạn sẽ không lo sợ cơ thể sẽ bị hao hụt đồng. Loại kẽm này không loại bỏ khoáng chất đồng vi lượng thiết yếu và hữu ích đối với sức khỏe của bạn. Nó chỉ loại bỏ đồng độc hại. Hãy tham vấn bác sĩ về liều lượng phù hợp với bạn.
Nỗi sợ ” Goitrogen”
Gần đây, các loại rau họ cải như: cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp,….., đào, lê, dâu tây, cải bó xôi, dâu tây đã bị gán cho tiếng xấu cho rằng các loại thực phẩm này có chưa hợp chất được gọi là Goitrogen gây hại cho tuyến giáp.
Quan niệm về Goitrogen – cụ thể hơn, những hợp chất gây bướu cổ – đã bị phóng đại quá mức. Trước hết, các loại thực phẩn nêu trên đều không chứa lượng goitrogen đủ đến mức gây nên những lo ngại về sức khỏe. Thứ hai, goitrogen trong những thực phẩm này gắn kết các hóa chất thực vật và các amino axit có tác dụng ngăn chặn goitrogen gây hại.
Thực ra, tuyến giáp của bạn trông cậy vào những thực phẩm này. Chúng chứa 1 số dưỡng chất mà tuyến giáp cần nhất.
Không nêm ăn gì?
Bất kể bạn tuân theo hệ thống niềm tin thực phẩm nào như: chế độ ăn giàu protein, ăn chay hay tương tự như thế – bạn cũng nên loại bỏ trứng, chế phẩm bơ sữa, gluten, dầu hạt cải dầu, đậu nành, ngô và thịt lợn khỏi chế độ ăn nếu đang gặp phải vấn đề tuyến giáp. Bởi vì, những thực phẩm này là thức ăn của EBV – virus tuyến giáp – còn EBV lại gây viêm. Khi nạp những thực phẩm này vào chế độ ăn, virus có thể tiếp tục phát triển và sinh sôi, điều này đồng nghĩa với việc các triệu chứng tuyến giáp và virus vẫn sẽ tiếp diễn.
- Hãy bớt đi từng quả trứng.
Trứng là thực phẩm hàng đầu cần tránh nếu bạn nhiễm EBV, bởi nó là nguồn thức an hạng nhất đối với virus. Nếu người bệnh đang mắc virus Giai đoạn 1, chỉ cần thêm 1 quả trứng chiên cũng có thể thúc đẩy EBV đến pha tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng ở Giai đoạn 2. - Xin hãy bỏ qua phô mai.
Protein trong chế phẩm bơ sữa như: phô mai, sữa, bơ, sữa chua, kem sữa, kefir, bơ ghee,…….. là loại thực phẩm yêu thích thứ 2 của EBV trong chế độ ăn uống của bạn. - Nỗi đau khổ bí ẩn do Gluten.
Hiện nay, mọi người đang dần nhận thức được gluten là thực phẩm có hại đối với những ai mắc vấn đề sức khỏe mãn tính. Sự thật là, gluten là thức ăn nuôi dưỡng các mầm bệnh, trong đó có EBV. Loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn là 1 bước tiến tới việc bỏ đói EBV. - Không dùng dầu hạt cải dầu cho granola.
Nếu đã nhiễm EBV thì dầu hạt cải dầu sẽ chống lại bạn, gây tổn hại cho hệ miễn dịch, các cơ quan và niêm mạc – vì chất này cung cấp nhiên liệu cho EBV. - Trò may rủi với ngô.
Vào thời sơ khai, ngô là nguồn dinh dưỡng lành mạnh và tuyệt vời cho chúng ta. Sau đó cuối những năm 1930 và 1940, việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm trong canh tác ngô tăng vọt với tốc độ đáng báo động. Mà các dung dịch hóa học này lại là nhiên liệu cho EBV do đó ăn ngô sẽ cung cấp nhiên liệu nuôi sống EBV. - Đậu nành không lành mạnh.
Đậu nành từng là thực phẩm tương đối tốt cho sức khỏe trong quá khứ. Cũng như ngô, việc làm dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, cùng sự can thiệp của công nghệ biến đổi gen, đã khiến đậu nành không còn được như vậy nữa. Giờ đây, đậu nành đã bị biến đổi, trở thành 1 thứ phụ phẩm của đậu nành trong quá khứ và chỉ nuôi dưỡng mầm bệnh. Đậu nành chứa hàm lượng chất béo tương đối cao, tại đó cất trữ thông tin biến đổi gen cùng nồng độ thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ cao. Nếu bạn thích đậu nành, hãy cố gắng không để nó xuất hiện quá nhiều trong bữa ăn; thay vào đó, hãy thưởng thức 1 cách có chừng mực. Mỗi khi có thể, hãy chọn đậu nành đã nảy mầm, loại này chứa hàm lượng chất béo thấp hơn, nên sẽ có lượng hóa chất độc hại thấp hơn. - Thịt lợn cũng không hoàn hảo.
Thịt lợn có hàm lượng chất béo cao hơn những sản phẩm động vật khác. Chất béo trong thịt lợn cần thời gian phân tán trong máu lâu hơn – thường là 12-16 tiếng, nhiều hơn 3-6 tiếng phân tán các chất béo động vật khác. Hàm lượng chất béo trong máu cao, máu càng thiếu oxy – mà oxy lại có thể hỗ trợ bạn tiêu diệt các loại vi khuẩn và virus như EBV. Chất béo tăng, oxy giảm đồng nghĩa với việc EBV và các mầm bệnh họ hàng của nó càng có nhiều cơ hội bành trướng trong khi bạn phải chịu đau khổ. Nếu chất béo giảm – oxy tăng tức là cơ thể có nhiều khả năng đánh bại EBV hơn.
Ngoài ra, chất béo trong thịt lợn còn tạo gánh nặng cho gan, khiến kim loại nặng, thuốc trừ sâu, tế bào EBV hay chất thải của virus trong cơ thể gần như không thể bị tống ra khỏi cơ thể. Thay vào đó, những độc tố này sẽ bị hấp thụ ngược vào các cơ quan, từ đó cản trở các chứng năng của cơ thể, ví dụ như quá trình chuyển đổi hormon tuyến giáp của gan.
Chương 12: Thực phẩm, thảo mộc và thực phẩm bổ trợ có hiệu quả chữa lành mạnh mẽ.
Các cơ quan và các tuyến trong cơ thể bạn rất cần chất dinh dưỡng. Tuyến giáp cũng cần được tiếp nhiên liệu. Đặc biệt tuyến giáp đã kiệt sức sau nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm chiến đầu với virus tuyến giáp. Tuyến giáp – bộ não thứ 2 của cơ thể bạn – luôn sẵn sàng đón nhận liệu pháo dinh dưỡng để tự phục hồi. Ngoài ra, các dây thần kinh, hệ miễn dịch, lá gan, hệ bạch huyết, tuyến thượng thận và tất nhiên, cả não bộ cũng cần được hỗ trợ sau khi vất vả chống chọi với virus tuyến giáp EBV.
Chương sách này tập trung vào việc cung cấp cho cơ thể bạn những công cụ cần thiết để tiêu diệt virus, sửa chữa những thiệt hại do virus gây ra và tái tạo để có thể tận hưởng 1 tương lai tuyệt vời nhất.
Một trong nhưng thách thức của quá trình chữa lành khỏi EBV diễn ra khi virus ở 1 số bộ phận của cơ thể bắt đầu chết hàng loạt; khi đó, chúng sẽ chống trả bằng cách cố gắng khởi đầu đợt nhiễm virus thứ 2, thậm chí thứ 3. Đó là lý do tại sao sau 1 thời gian cảm thấy tốt hơn, bạn có thể sẽ phát sinh triệu chứng mới hoặc trải qua 1 trận mệt mỏi mới. Hãy nhớ rằng đó là phần tự nhiên của quá trình hồi phục, và rằng càng bổ sung nhiều thực phẩm chữa lành vào cuộc sống của mình, bạn càng có nhiều cơ hội rút ngắn hoặc chặn đứng những chu kỳ tăng cường của virus.
Thực phẩm chữa lành.
Giờ đây, khi bạn đã trở thành chuyên gia sức khỏe của chính mình. Bạn sẽ thay thế những thực phẩm vốn là nhiên liệu nuôi sống virus bằng những thực phẩm có tác dụng chữa lành, tốt cho tuyến giáp nói riêng và sức khỏe của bạn nói chúng.
Tác giả có liệt kê rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng chữa lành. Nếu mới áp dụng bạn có thể thử với 3-4 loại thực phẩm chữa lành trước. Hãy dán danh sách 3-4 loại thực phẩm này lên tủ lạnh để nhắc nhở bản thân bổ sung 1 lượng đáng kể những thực phẩm đó vào chế độ ăn hàng ngày. Trong tuần tiếp theo hãy tiếp tục chọn 3-4 loại thực phẩm nữa. Để thấy được sự thay đổi, bạn cần đảm bảo mình đã bổ sung 1 lượng đáng kể những thực phẩm này vào cuộc sống.
Tác giả có nhấn mạnh đồng minh tốt nhất với những bệnh nhân đang mắc các bệnh về tuyến giáp đó là Atiso. Tâm atiso chứa nhiều dưỡng chất có thể hỗ trợ và khôi phục tuyến giáp. Những hỗn hợp hóa chất thực vật này là các phân nhóm isothiocyanate chưa được khám phá – chúng có khả năng kết hợp đặc biệt với các enzyme và axit amin trong cơ thể để thâm nhập và hỗ trợ hệ miễn dịch cũng như tuyến giáp. Những phân nhóm isothiocyanate này cũng giúp làm xẹp các nốt phồng, u bướu và u nang bằng cách kích hoạt 1 hormon chống u nằm bên trong các tế bào của cơ thể, thậm chí ngay trong nhiều nốt phồng, u bướu và u nang, rồi lột trầm thủ phạm EBV trước hệ miễn dịch. Chúng bổ sung axit amin tyrosine cho tuyến giáp – 1 chất hóa học cần thiết cho quá trình sản xuất hormon tuyến giáp. Chúng còn giúp đào thải độc tố thần kinh, dermatoxin và bộ Tứ bất dung thứ.
Những thực phẩm đồng minh khác của bạn.
Ngoài Atiso tác giả liệu kê rất nhiều loại thực phẩm và công dụng của chúng giúp cho quá trình phục hồi tuyến giáp. Cụ thể như: Nha đam, táo, cải lông, măng tây, thực vật biển( tảo dun và tảo bẹ), quả bơ, chuối, húng quế, quả mọng, súp lơ, cần tây, rau mùi, quả dừa, các loại rau họ cải, dưa chuột, quả chà là, tiểu hồi, quả vả/ sung, tỏi, gừng, hạt gai dầu, cải xoăn, chanh vàng và chanh cốm, xà lách, xoài, siro cây phong, quả hạch, hành tây và hành lá, cam và quýt, đu đủ, mùi tây, lê, lựu, khoai tây, củ cải, mật ong nguyên chất, hạt vừng, cải bó xôi, rau mầm, bí, khoai lang, húng tây, cà chua, nghệ, cái xoong, việt quất dại.
Thảo mộc và thực phẩm bổ trợ giúp chữa lành.
Bao gồm:
- Vitamin B12: Vitamin B12 cung cấp sự hỗ trợ đặc biệt và giúp sửa chữa hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, củng cố các hóa chất dẫn truyền thần kinh trong não để chúng có sức mạnh chống lại EBV.
- Kẽm ( dạng sulfat lỏng): có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, củng cố sức mạnh cho các tế bào bạch cầu. Ngoài ra, kẽm còn là 1 chất khử trùng đối với EBV, vì vậy dùng kẽm sẽ ức chế sự phát triển của virus trong cơ thể, tiêu viêm và giảm sự phát triển các nốt phồng, u bướu và u nang.
- Vitamin C: Tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch. Ở giai đonạ 4, , virus gây cạn kiệt vitamin C trong cơ thể. Do đó, cần nạp đủ dưỡng chất này để ổn định các hoạt động virus. Vitamin C tiêu diệt EBV trong gan, đào thải các độc tố của virus tích tụ ở đó, cân bằng quá trình sản xuất tiểu cầu và giúp khôi phục hệ thần kinh trung ương sau những tổn thương mà độc tố thần kinh của virus gây ra.
- Ngoài ra, còn có: Tảo xoắn, cây vuốt mèo, rễ cam thảo, tía tô đất, L-lysine, Nấm chaga, bột nước ép cỏ đại mạch,nhân sâm ấn độ, tảo biển đó, magie, selen, crom,vitamin D3, đồng,……… cũng là những thảo mộc bổ trợ giúp chữa lành.
Chương 13: 90 ngày chữa lành tuyến giáp.
Đây là chương mà cá nhân tôi mong chờ nhất. Tôi cũng có nang ở tuyến giáp. Đọc cuốn sách này tôi rất muốn thực hành thải độc, loại bỏ virus ra khỏi cơ thể ngay. Nhưng vẫn cần hiểu rõ nên tôi vẫn chờ đên khi mình đọc xong cuốn sách này, hiểu rõ về kiến thức mà tác giả đưa ra mới bắt tay vào lộ trình chữa lành.
Tác giả chỉ ra cho độc giả lộ trình 90 ngày chữa lành tuyến giáp chia thành 3 phương án, cụ thể:
- Phương án A: Tháng giải phóng gan, hệ bạch huyết và đường ruột trong 30 ngày
- Phương án B: Tháng thải độc Kim loại nặng.
- Phương án C: Tháng thanh lọc virus tuyến giáp.
Cá nhân tôi thấy, nếu bạn không nhiễm virus Tuyến giáp EBV thì vẫn rất cần áp dụng Phương án A và B. Vì thải độc gan, hệ bạch huyết, đường ruột, kim loại nặng ai cũng nên làm để giải phóng cho các bộ phận bên trong cơ thể, loại bỏ độc tố giúp cơ thể khỏe hơn.
Lộ trình keo dài 90 ngày nên rất cần đến sự kiên trì và kỷ luật của bản thân. Đừng nản lòng nếu bạn cần đến 1 năm hoặc 1,5 năm mới hồi phục. Đừng đánh mất niềm tin. Quá trình chữa lành sẽ bắt đầu ngay lập tức, dù các triệu chứng có thể vẫn xuất hiện trong 1 thời gian. Nếu virus tuyến giáp đã có mặt trong cơ thể bạn nhiều năm, hoặc nếu đó là chủng gây nên nhiều triệu chứng đặc biệt khó trị, thì quá trình chữa lành sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Quá trình chữa lành này bạn không cần phải kiêng khem khổ sở hay nhịn đói. Đừng để bản thân rơi vào tình trạng này! Bỏ đói chính mình không chỉ khiến bạn khó duy trì sự cải thiện, mà còn khiến tuyến thượng thận rơi vào tình trạng căng thẳng. Hãy nhớ rằng, bạn cần bỏ đói virus chứ không phải bỏ đói bản thân. Bạn cần cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất ngon lành để củng cố tuyến giáp và toàn bộ cơ thể, nhằm loại bỏ các triệu chứng và giành lại cuộc đời mình.
Sau đây, tôi sẽ liệt kê chi tiết từng Phương án thải độc cơ thể để các bạn nắm được lộ trình chữa lành nhé:
- Phương án A: Tháng giải phóng gan, hệ bạch huyết và ruột.
Lộ trình tác giả đưa ra rất hay. Chỉ là thực phẩm bổ sung chứ không phải nhịn ăn hay bỏ đói cơ thể. Mà điều hay ở đây đó là áp dụng các thực phẩm giúp thải độc và chữa lành hoàn toàn từ những gì đến từ tự nhiên. Cụ thể tháng đầu tiên cần giải phóng gan, hệ bạch huyết và ruột như sau:
+ Mỗi sáng, uống 473ml nước ép cần tây khi bụng đang rỗng. 15p sau ăn sáng bình thường.
+ Uống 473m2 nước chanh vàng hoặc chanh cốm vào giữ ngày hoặc đầu giờ chiều.
+ Vào chiều muộn tiếp tục uống 473ml nước chanh vàng hoặc chanh cốm ( lúc bụng rỗng)
+ Mỗi tối, uống 473ml nước nha đam hoặc nước ép dưa chuột trước bữa tối 15p hoặc sau bữa tối nhưng khi bụng rỗng.
Chúng ta nên tránh những gì khi đang áp dụng thải độc??? loại bỏ những thực phẩm liệt kê ở chương 11 như: trứng, chế phẩm bơ sữa như sữa, kem, sữa chua, phô mai,…. gluten, dầu hạt cải dầu, ngô, đậu nành và thịt lợn.
Quá trình chữa lành ở tháng thải độc này diễn ra như thế nào??
– Nước ép cần tây là công cụ hiệu quả nhất để tăng cường lượng axit clohydric, giúp kiểm soát các axit xấu do vi khuẩn phá hoại sinh ra.
– Nước ép cần tây còn chứa các muối khoáng chưa được khám phá và có đặc tính khử trùng – chính điều này biến chúng trở thành những chất kháng virus, tiêu diệt EBV trong cơ thể, cũng như kháng vi khuẩn đồng yếu tố của EBV, liên cầu khuẩn, từ đó giúp giảm tải lượng virus trong cơ thể.
– Cấp nước là yếu tố mấu chốt cần chú ý. Rất có thể bạn đang bị thiếu nước mãn tính, vì phần lớn mọi người đều gặp tình trạng này. Khi bị mất nước, cơ thể không thể loại bỏ chất thải hiệu quả, não bạn cũng không thể hoạt động bình thường. Các loại nước và nước ép tươi mới trong danh sách này thuộc loại uống bù nước hiệu quả. Chúng cung cấp nguồn nước sống động và các muối khoáng vi lượng giúp phục hồi tế bào và thanh lọc EBV, cũng như chất thải của virus, ra khỏi gan và hệ bạch huyết. Nước chanh vàng / chanh cốm có lợi ích bổ sung là hỗ trợ phá vỡ cặn lắng và sỏi trong túi mật, giúp tăng cường hiệu quả sản xuất mật của gan, tăng mức axit clohydric trong ruột và giảm bớt các axit xấu, vốn là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược axit.
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thải độc hoặc từng nghe được rằng mình không thể thải độc , hãy nhớ rằng đó thường là dấu hiệu cho thấy gan và hệ bạch huyết bị tắc nghẽn nghiêm trọng do lượng chất thải của virus ở mức cao. Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng tắc nghẽn có thể không thể chuẩn đoán ra đó là áp dụng các biện pháp trong kế hoạch tháng này. Những bước này là cách cấp nước nhẹ nhàng giúp giải phóng hệ thống lọc của cơ thể mà không phải chịu đựng nhiều triệu chứng thải độc. - Phương án B: Tháng thải độc kim loại nặng.
Lộ trình của tháng này như sau:
+ Mỗi sáng, uống 473ml nước ép cần tây khi bụng đang rỗng. 15p sau ăn sáng bình thường.
+ Mỗi ngày hãy uống sinh tố thải độc kim loại nặng( được hướng dẫn chi tiết ở cuối sách). Chúng ta có thể chọn làm thức ăn cho bữa sáng. Hoặc bạn có thể tách biệt từng nguyên liệu và cố gắng cho chúng tham gia vào các bữa ăn hàng ngày.
+ Uống 473m2 nước chanh vàng hoặc chanh cốm vào giữa ngày hoặc đầu giờ chiều.
+ Vào chiều muộn tiếp tục uống 473ml nước gừng ( lúc bụng rỗng). Nếu bạn phải đi làm hoặc công việc di chuyển nhiều không thể làm nước gừng tươi, hãy mang theo trà túi lọc để pha trà gừng.
+ Mỗi tối, uống 473ml nước nha đam hoặc nước ép dưa chuột trước bữa tối 15p hoặc sau bữa tối nhưng khi bụng rỗng. ( Nếu hôm nào bạn có việc bận không thể ép nước nha đam hay dưa chuột bạn có thể thay thế bằng nước chanh vàng/ chanh cốm).
Chúng ta nên tránh những gì khi đang áp dụng thải độc??? loại bỏ những thực phẩm liệt kê ở chương 11 như: trứng, chế phẩm bơ sữa như sữa, kem, sữa chua, phô mai,…. gluten, dầu hạt cải dầu, ngô, đậu nành và thịt lợn.
Trong tháng này, bạn cần tránh cá ngừ, cá kiếm và cá vược.
Quá trình phục hồi tháng này diễn ra như thế nào??
Trong tháng này, bạn sẽ nhận được tất cả những lợi ích chữa lành của Tháng giải phóng gan, hệ bạch huyết và ruột. Ngoài ra, bạn còn có thêm tác dụng chống co thắt và kháng virus của gừng, đồng thời đào thải được kim loại nặng độc hại ra khỏi cơ thể, khiens EBV mất đi phần nào nhiên liệu ưa thích.
Trong tháng này, bạn rất nên bổ sung những thực phẩm như: bột nước ép cỏ đại mạch, tảo xoắn, rau mùi, việt quất dại và tảo dun Đại Tây Dương. Đây là những thực phẩm loại bỏ kim loại nặng hiệu quả nhất. Mỗi thực phẩm nêu trên đều sở hữu sức mạnh riêng, thực hiện những vai trò khác nhau trong quá trình thải độc. Suốt quá trình đào thải, kim loại nặng có thể “bong ra” hoặc phân tán trở lại các cơ quan. Đúng lúc đó, 1 thành viên khác trong nhóm sẽ áp sát, bám lấy kim loại và tiếp tục hành trình cho đến khi kết thúc. Tác giả gọi đây là phương pháp “chuyền bóng”. Tự thân mỗi nguyên liệu này không hiệu quả 100% nhưng khi hoạt động theo nhóm, chúng trở thành vũ khí bí mật chống lại kim loại nặng.
Với các phương pháp thải độc kim loại nặng khác, kim loại sẽ bị rơi ra dọc đường di chuyển trong cơ thể hoặc tái phân bổ và điều đó có thể dẫn đến nhiều triệu chứng rắc rối mà bạn gặp phải. Tháng thải độc kim loại nặng này thực sự khác biệt – nó được thiết kế cho phù hợp với những người nhạy cảm nhất, không có tác dụng phụ, bởi hỗn hợp thức phẩm này sẽ bám chặt lấy kim loại và tống khứ chúng ra khỏi cơ thể bạn.
Ngoài tác dụng đẩy kim loại nặng ra khỏi cơ thể bạn, những thực phẩm lành mạnh này còn mang đến dưỡng chất giúp cứu chữa những tổn thương do kim loại nặng gây ra. Khi kim loại nặng tồn tại trong các cơ quan , chúng tạo nên những lỗ hổng nhỏ bị ăn mòn – dưỡng chất trong các thực phẩm này sẽ lấp đầy, gia cố và phục hồi những tổn thương ấy.
Nếu bạn nạp mỗi loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày – bạn đang trao cho cơ thể sự hỗ trợ vô cùng to lớn khi chiến đấu với EBV, giúp tuyến giáp có thể tự hồi phục. Nếu không có kim loại nặng, EBV sẽ không thể phát triển và bành trướng, lượng độc tố thần kinh nó sản xuất ra cũng sẽ giảm đáng kể. Loại bỏ kim loại ra khỏi phương trình là cách tốt nhất để chấm dứt sự phát triển của những triệu chứng thần kinh khủng khiếp mà bạn phải gánh chịu.
Hãy nhớ rằng ở nhiều người, kim loại nặng độc hại chôn sâu bên trong cơ thể, đôi khi sâu trong những cơ quan và các tuyến, mô liên kết, thậm chí là xương. Có thể sẽ cần khá nhiều thời gian để loại bỏ chúng, thế nên hãy kiên nhẫn và thử áp dụng phần thải độc kim loại nặng của tháng này nhằm đào thải bằng được những lớp kim loại đang chôn sâu trong cơ thể bạn. - Phương án C: Tháng thanh lọc Virus tuyến giáp.
Lộ trình của tháng này như sau:
+ Mỗi sáng, uống 473ml nước ép cần tây khi bụng đang rỗng. 15p sau ăn sáng bình thường.
+ Mỗi ngày hãy uống sinh tố chữa lành tuyến giáp( được hướng dẫn chi tiết ở cuối sách). Chúng ta có thể chọn làm thức ăn cho bữa sáng. Hoặc bạn có thể tách biệt từng nguyên liệu và cố gắng cho chúng tham gia vào các bữa ăn hàng ngày.
+ Uống 473m2 nước chanh vàng hoặc chanh cốm vào giữa ngày hoặc đầu giờ chiều.
+ Vào chiều muộn tiếp tục uống 473ml nước gừng ( lúc bụng rỗng). Nếu bạn phải đi làm hoặc công việc di chuyển nhiều không thể làm nước gừng tươi, hãy mang theo trà túi lọc để pha trà gừng.
+ Nhâm nhi 1 ly trà chữa lành tuyến giáp vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.( công thức được hướng dẫn chi tiết ở cuối sách)
+ Ở bất cứ thời điểm nào dù ban ngày hay ban tối, hãy uống ít nhất 1 cốc nước canh hầm chữa lành tuyến giáp được hướng dẫn ở cuối sách.
+ Mỗi tối, uống 473ml nước ép chữa lành tuyến giáp trước bữa tối 15p hoặc sau bữa tối nhưng khi bụng rỗng.
Chúng ta nên tránh những gì khi đang áp dụng thanh lọc virus tuyến giáp??? loại bỏ những thực phẩm liệt kê ở chương 11 như: trứng, chế phẩm bơ sữa như sữa, kem, sữa chua, phô mai,…. gluten, dầu hạt cải dầu, ngô, đậu nành và thịt lợn.
Trong tháng này, bạn cần tránh cá ngừ, cá kiếm và cá vược.
Hãy giảm tối thiểu 25% lượng chất béo tiêu thụ ( có trong protein động vật như bít tết, bánh mỳ kẹp thịt, ức gà,… bạn nên cân nhắc tới việc chỉ ăn 1 khẩu phần protein động vật mỗi ngày. Còn nếu bạn ăn giàu thực phật hay ăn thuần chay, bạn nên giảm lượng tiêu thụ các loại dầu, hạt và quả hạch.
Quá trình phục hồi tháng này diễn ra như thế nào??
Nếu phương án A là mô hình bắt đầu còn Phương án B là lựa chọn nâng cấp, thì Phương án C chính là phiên bản cao cấp trong việc chữa lành tuyến giáp, mới mục đích kiềm chế virus tuyến giáp trong trường hợp các biện pháp nhỏ hơn không có hiệu quả. Bạn sẽ đưa toàn bộ quá trình chữa lành lên 1 tầm cao mới với trà chữa lành tuyến giáp, nuwocs canh hầm chữa lành tuyến giáp giàu chất khoáng, nước ép chữa lành tuyến giáp và giảm lượng chất béo.
– Trong tháng này, bạn tập trung vào việc thanh lọc virus nên sẽ giảm bớt việc thải độc kim loại nặng, nhưng vẫn kết hợp những loại thực phẩm giải độc như tỏa dun Đại Tây Dương, mùi tây, tảo bẹ, rau mùi ta.
– Chương trước đã phân tích kỹ lợi ích của húng tây, hạt tiểu hồi và tía tô đất có tầm quan trọng lớn trong việc chống lại virus tuyến giáp – đây là lý do bạn nên kết nạp trà chữa lành tuyến giáp vào cuộc sống. Và thêm nước canh hầm chữa lành tuyến giáp vào thói quen hằng ngày tức là bạn đang đưa những dưỡng chất chống virus quý giá vào cơ thể dưới dạng dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ. Nước ép chữa lành tuyến giáp giúp cơ thể được cấp nước đầy đủ, cùng những dưỡng chất kháng virus thiết yếu, giúp cơ thể có đủ nguồn lực cần thiết để truy lùng virus tuyến giáp và cứu chữa những tổn thương mà chúng gây ra.
Vì sao cần giảm lượng chất béo?? ( trong sách tác giả muốn nói đến cả chất béo động vật hay chất béo thực vật khi áp dụng chữa lành đều cần giảm).
Bởi bạn cần hỗ trợ cơ thể đạt đến mức độ thải độc tối ưu. Như tác giả phân tích ở chương trước, mức chất béo cao sẽ làm giảm lượng oxy trong máu, trong khi oxy là yếu tố tối cần đối với quá trình chống lại EBV. Lượng chất béo trong cơ thể bạn càng cao, lượng oxy giúp bảo vệ bạn khỏi virus tuyến giáp càng thấp. Quá trình nạp oxy của máu hữu ích cho bạn. Chất béo khiến máu quánh đặc và làm chậm quá trình thải độc, cản trở tốc độ đào thải các độc tố như kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
Nếu bạn đang gặp rắc rối về cân nặng, bệnh trạng tuyến giáp, bệnh về gan hay bất cứ triệu chứng virus tuyến giáp nào khác, đã đến lúc làm cho máu bớt quánh đặc 1 chút để có thể phục hồi.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng virus tuyến giáp, thì lượng chất béo bạn ăn vào càng cao, virus càng khó bị đẩy ra khỏi cơ thể. Dù bạn theo chế độ ăn giàu protein, thiên về thực vật, thuần chay hay bất cứ chế độ ăn nào khác, nhưng nếu bạn muốn loại bỏ virus tuyến giáp, thì 1 chế độ ăn giàu chất béo ( dù chất béo lành mạnh đến đâu) cũng sẽ gia tăng gánh nặng cho gan – đây là điều ngược lại với những gì bạn cần, vì gan sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn trong việc loại bỏ EBV và các độc tố khác khỏi cơ thể. Tác giả có nhấn mạnh thêm bạn không phải loại bỏ chất béo hoàn toàn, mà bạn sẽ thu được kết quả tốt nhất khi giảm bớt chất béo.
Mục tiêu của Phương án C là phục hồi hoan toàn cơ thể, cung cấp cho hệ miễn dịch sự hỗ trợ tuyệt vời để loại bỏ virus, và trao cho tuyến giáp cơ hội phục hồi tốt nhất. Tháng thanh lọc này bạn cũng có thể chọn cách chỉ ăn những thực phẩm giàu sức sống( rau sống và trái cây tươi) cả ngày cho đến bữa tối, hoặc kết hợp những gợi ý của tác giả về những thực phẩm chữa lành trong cuốn sách. Khi đang cắt giảm chất béo và tránh những thực phẩm như: lúa mỳ và đậu nành, để thấy no bụng, bạn sẽ thấy trái cây là nguồn thức ăn hiệu quả nhất. Chúng chứa cacbohydrat lành mạnh và glucose nuôi dưỡng não và gan, đồng thời gắn liền với những hóa chất thực vật thiết yếu, trái cây là món quà chống lại bệnh tật mà thiên nhiên dành tặng bạn.
Phần lớn nỗi sợ trái cây bắt nguồn từ niềm tin rằng trái cây chứa lượng đường quá cao – điều này hoàn toàn bỏ qua sự thực rằng đường trong traios cây không hề giống với đường tinh luyện hay loại siro chứa hàm lượng fructose cao. Trái cây rất dễ tiêu hóa nên lượng đường trong đo sẽ rời khỏi ruột của bạn chỉ trong vài phút sau khi ăn – nó thậm chí còn không tới được đường ruột. Trái cây gồm rất nhiều thành phần như: cùi, chất xơ, nước, vitamin, chất khoáng,… tất cả đều vô cùng có lợi cho quá trình hồi phục của bạn. Trái cây khi kết hợp với các loại rau xanh lá to là 1 trong những đồng minh mạnh mẽ nhất mà bạn có thể tìm được.
Ở 1/3 cuối của cuốn sách tác giả hướng dẫn chi tiết về Công thức chữa lành, các loại nước ép, trà, nước canh hầm cũng như các công thức kết hợp các thảo mộc chữa lành mà tác giả nêu ở chương 12. Bạn hãy cố gắng đưa những món ăn, những loại thực phẩm hay thảo mộc này vào các bữa ăn hàng ngày nhiều nhất có thể. Vừa giúp chữa lành, phục hồi cho tuyến giáp nói riêng và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đồng nghĩa với việc tránh được những bệnh mãn tính nói chung.
Cá nhân tôi thật sự biết ơn khi được biết đến cuốn sách này. Trong quá trình đọc và hoàn thiện dần nội dung cuốn sách tôi đã gửi link tóm tắt phần 1 cũng như trao đổi những kiến thức mà tôi mới biết về cuốn sách cho 1 số bạn bè thân, người quen đang mắc bệnh tuyến giáp cũng như bệnh mãn tính. Với hy vọng duy nhất giúp họ có thêm kiến thức mới mà trước giờ chúng ta chưa từng biết. Nếu được họ cũng sẽ áp dụng những công thức chữa lành hoàn toàn đến từ tự nhiên này để loại bỏ các triệu chứng và giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Còn tôi, giờ tôi đã rất nóng lòng muốn áp dụng ngay lộ trình thải độc, thanh lọc, loại bỏ virus ra khỏi cơ thể mình trong 3 tháng tới. Tôi nghĩ ai cũng nên áp dụng 2 tháng thải độc đầu tiên để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giảm tải cho gan. Còn những ai bị bệnh về tuyến giáp thì làm thêm lộ trình tháng thanh lọc thứ 3 để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể và phục hồi tuyến giáp bạn nhé!
Nếu thấy cuốn sách hữu ích, bạn hãy tìm đọc, lan tỏa cho những người thân quen và ủng hộ tác giả nhé!