Ăn ít để khỏe – YOSHINORI NAGUMO

Ngoài việc quan tâm lớn kiến thức về giáo dục sớm cho các con tôi còn có mối quan tâm lớn nữa về sức khỏe. Mục tiêu năm nay của tôi là sẽ tìm hiểu sâu, kỹ hơn những kiến thức về sức khỏe.
Cuốn sách này tôi đọc lần thứ 2. Lần đầu tôi đọc cách đây khoảng hơn 4 năm trước. Đúng là rất nên đọc lại sách lần 2.3….. Mỗi lần đọc khi mình ở trong một giai đoạn khác thì sự hấp thụ kiến thức tác giả truyền tải cũng tốt hơn, sâu hơn. Sáng nay, tôi mới hoàn thành xong cuốn sách này. Sau khi đọc 1 số cuốn sách hay về sức khỏe tôi đúc kết lại thấy quan điểm của các tác giả đều xoay quanh những kiến thức gốc rễ về sức khỏe, chỉ là cách diễn giải của mỗi tác giả sẽ dựa trên kinh nghiệm, chiêm nghiệm của bản thân cũng như những người xung quanh, người thân (hay những bệnh nhân mà tác giả đã khám chữa cho họ).


Như cuốn sách này, “Ăn ít để khỏe” hồi đầu nghe tên thôi tôi đã thấy khá tò mò. Quan điểm chính của tác giả muốn truyền đạt lại với độc giả làm thế nào để sau này về già ta vẫn khỏe mạnh, để có được 1 cơ thể khỏe mạnh, 1 làn da căng tràn sức sống và vòng eo thon gọn. Để làm được điều này cần 3 yếu tố quan trọng ” đói bụng”, “dinh dưỡng đầy đủ”, “giấc ngủ”, cụ thể như sau:

  • Ăn mỗi ngày một bữa ( hoặc “Bữa ăn cơ bản”)
  • Rau ăn cả lá và vỏ, cá dùng cả da, xương và đầu, ngũ cốc ăn nguyên hạt.
  • Thời gian ngủ phải bao gồm được khoảng thời gian vàng từ 10h tối đến 2h sáng.

Tác giả cuốn sách tên là Yoshinori Nagumo, là 1 bác sỹ sinh ra trong 1 gia đình có 4 đời làm nghề y. Ông là một trong những người tiên phong về phẫu thuật thẩm mĩ ở Nhật Bản. Có giai đoạn ông đã đạt đến cân nặng 77kg, cơ thể ông bị táo bón nặng, mỗi lần ngồi rặn trong nhà vệ sinh ông lại bị rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân của việc tăng cân quá nhiều cùng với táo bón nặng trên là do ông hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng. Ông lao vào thử nghiệm vô số phương pháp bảo vệ sức khỏe, ông nhận thấy ngay sau khi ngừng ăn thịt và đổi sang chế độ ăn uống chủ yếu là rau xanh, căn bệnh táo bón cố hữu nghiêm trọng của ông bỗng chốc được chữa trị. ( Ở ý này liên hệ đến bản thân tôi cũng nhận thấy rõ sau khi thay đổi cách ăn giảm động vật gần 2 năm nay chứng táo bón của tôi cũng hết sạch. Và khi nào ăn tăng đạm động vật lên tôi lại bị táo bón lại.)

Nói như vậy sẽ có 1 số bạn nói: Tôi được trời phú cho hệ tiêu hóa tốt, ăn nhiều thịt mà vẫn ko bị táo bón hay gì cả, vẫn đi vệ sinh trơn tru.

Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến việc ăn ít ( bữa ăn cơ bản mỗi ngày hay mỗi ngày 1 bữa) là có nhiều lý do, không đơn thuần chỉ là chữa được táo bón. Cá nhân tôi rất ấn tượng và ngạc nhiên khi đọc đến đoạn tác giả phân tích về “gen sinh mệnh (gen sinh tồn)” và “ gen trẻ hóa” . 2 loại gen này sẵn có trong cơ thể, chỉ có thể được kích hoạt khi cơ thể chúng ta rơi vào tình trạng đói khát, lạnh giá. Giờ chúng ta cùng xem tác giả phân tích quan điểm của mình như nào nhé!

  1. Ngay đầu cuốn sách tác giả đã dẫn dắt người đọc hiểu về “Chìa khóa của nguồn sống nhân loại là Gen Sinh Mệnh“. Ông dẫn chứng từ 170.000 năm lịch sử loài người từ khi tổ tiên chúng ta xuất hiện trên hành tinh này, giai đoạn còn đói khổ, thời săn bắt , hái lượm, luôn trong tình trạng thiếu ăn. Việc con người ăn 1 ngày 3 bữa và ăn tới khi no bụng chỉ là những suy nghĩa mới có khoảng vài chục năm trở lại đây.
    Ngày nay, thực ra nạn đói vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi trên Thế giới. Ông đưa ra bản đồ nạn đói và bản đồ tỷ lệ sinh lại có tỷ lệ thuận với nhau. Điều này cho thấy khi con người ở trong hoàn cảnh đói rét liên tục thì tỷ lệ sinh lại tăng lên. Đó là nhờ: ” Gen sinh mệnh”. Loại gen này chỉ trở nên sục sôi mãnh liệt vào những lúc gặp đói khổ, , lạnh giá, dịch bệnh. Song trớ trêu là nếu không bị rơi vào tình trạng đói khát, lạnh giá, gen sinh mệnh sẽ không làm việc. Hơn nữa, nếu không được ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ bị lão hóa, giảm khả năng sinh sản, khi đó hệ miễn dịch sẽ làm việc theo hướng tấn công lại chính cơ thể chúng ta.

Tại sao có những người họ chỉ uống nước nhưng vẫn béo, có những người gầy ăn rất nhiều cũng không béo?

Tác giả giải thích như sau: Về bản chất xoay quanh ” gen đói” và ” gen tiết kiệm” . Do con người sống sót qua thời kỳ đói nghèo kéo dài hơn nửa thời gian lịch sử nhận loại, tổ tiên chúng ta đã thu nạp được loại gen giúp con người cố gắng hấp thụ phần lớn dưỡng chất dù chỉ từ chút ít thức ăn. Nhờ đó mà cơ thể biết hấp thụ các dưỡng chất, tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ. Đây chính là lý do khiến cơ thể có thể bị béo lên dù chúng ta ăn rất ít.

Trên thực tế thi thoảng ta có biết 1 số người gầy, ăn rất nhiều nhưng không béo nổi. Những trường hợp trên hiếm có đó là do thiếu “geneđói”. Thực tế những người này nếu để bị đói sẽ không sống sót được lâu như người bình thường.

Cùng với “gene đói” hay còn gọi là “gene tích trữ năng lượng” có 1 loại gene quan trọng góp phần vào việc duy trì sự sống cho con người. Đó chính là “gene trường thọ” hay ” gene Sirtuin“. Động cơ để tìm ra gen này lại bắt nguồn từ giả thuyết ” khi chúng ta đói bụng, năng lực sinh tồn sẽ được kích hoạt và cơ thể được trẻ hóa”. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thêm và đưa ra kết quả chứng minh rằng khi cơ thể con người ở tình trạng đói, loại gene này sẽ kiểm tra tất cả các gene ở 50.000 tỉ tế bào trong cơ thể người và giúp phục hồi những gene bị hỏng, tổn thương. Điều này không chỉ liên quan đến việc kéo dài tuổi thọ mà còn cho thấy loại gene này cũng tham gia vào “hoạt động ngăn cản sự lão hóa và bệnh tật”. Nhờ phát hiện ra gene Sirtuin” này chúng ta đã có thể kéo dài được thời gian sống và đây chính là điều được nói đến ngay từ đầu. “Gene sinh mệnh” giúp loài người sống lâu. Vì vậy, chính việc kích hoạt “gene sinh mệnh” sẽ mang lại cho chúng ta sự trường thọ và khỏe mạnh. “gene sinh mệnh” chỉ thể hiện khi cơ thể bị đói. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến” phương pháp ăn mỗi ngày một bữa lành mạnh” trở thành chủ đề chính của quyển sách này.

2. Trước khi phân tích sâu về phương pháp ăn mỗi ngày một bữa tôi muốn đưa phần diễn giải của tác giả về Tác hại của việc chúng ta dung nạp quá nhiều đường và muối vào cơ thể lên trước để chúng ta hiểu được hậu quả nghiêm trọng được sinh ra từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Để sau đó đúc kết lại chọn ra 1 phương pháp phù hợp với cơ thể của mình nhất.

Tác hại không tốt của việc thu nạp quá nhiều đường.

  • Ngày nay, cuộc sống hiện đại chúng ta dung nạp quá nhiều đường từ: đồ ăn vặt, bánh kẹo, đồ ăn chế biến cho thêm đường. Bạn có biết rằng đường trong bánh kẹo sẽ gây lão hóa cơ thể và giảm tuổi thọ???
    Cụ thể, những hậu quả mà đường có khả năng gây ra được gọi chung là ” độc tính đường” bao gồm: xơ cứng động mạch, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, béo phì, tăng lượng cholesterol trong máu dẫn đến tăng hormone giới tính.
  • Chúng ta nhanh chóng dừng việc làm tổn thương mạch máu của mình vì dung nạp quá nhiều đường. Nếu không từ bỏ thói quen ăn ngọt cơ thể chúng ta không còn cách nào khác là phải quen dần với tình trạng đường huyết cao. Đường huyết cao sẽ gây hại cho tuyến tụy, phá hủy các tế bào Beta ở các đảo Langerhan.
    Tế bào Beta là nơi sản sinh ra hormone Insulin, hormone giúp hấp thụ đường được đưa vào để tạo năng lượng cho tế bào. Do khi Insulin hoạt động tích cực, đường sẽ tích thành mỡ nội tạng gây giảm đường huyết, khiến chúng ta béo lên. Nhưng nếu tế bào Beta bị phá hủy đồng nghĩa với khả năng đó không còn nữa, và chúng ta không thể béo lên được, tức là chúng ta đã mắc bệnh ” đái tháo đường” hay ” tiểu đường”. Bệnh này sẽ tiếp tục tấn công cơ quan săn mồi của chúng ta, chuyển các cơ quan này từ trạng thái nhạy bén thu lấy thức ăn thành trạng thái thoái hóa dần.
    + Cơ quan săn mồi bị nhắm tới đầu tiên là võng mạc. 1 khi võng mạc bị thoái hóa dẫn đến mù lòa, cơ hội tìm kiếm thức ăn cũng giảm đi đáng kể.
    + Tiếp thep là thận. Thận càng bị phá hủy, lượng đường thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu càng nhiều, càng khiến chúng ta không thể béo lên được.
    + Đích đến tiếp theo là đôi chân, các mạch máu của chân dần dần sẽ bị hư hoại, khiến chân cứng lại và thối rữa, khó di chuyển và vận động, triệt hạ khả năng tìm kiếm thức ăn của chúng ta.
  • Nếu ăn đồ ngọt, chúng ta nên chọn loại đường tự nhiên, dễ phân giải như trong: hoa quả, những thực phẩm được làm từ nguyên liệu tinh bột: khoai lang, lúa mỳ, ngô, gạo , sắn dây,…. Khi nhai những thức ăn ngọt này , nước bọt được tiết ra, qua đó emzyme amylase trong nước bọt sẽ phân giải tinh bột thành đường. Như vậy, đường được dung nạp chậm rãi hơn để cơ thể có thể đáp ứng được. Đường phèn, quả chà là, mật mía,….. có thể thay thế cho đường tinh luyện.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dung nạp quá nhiều muối???

  • Trong tự nhiên những động vật ăn thịt hay ăn cỏ đều không cần ăn cùng muối hay gia vị khác. Trẻ nhỏ cũng như thời kỳ tổ tiên của chúng ta cũng vậy, vẫn luôn được cung cấp đầy đủ muối từ thức ăn tự nhiên nạp vào. Như vậy, trong thịt động vật cũng như thực phẩm mà tổ tiên chúng ta hái lượm được cũng vẫn được cung cấp đày đủ muối. Tuy nhiên, con người trong thời đại ngày nay lại sử dụng quá nhiều muối và gia vị trong bữa ăn. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dung nạp quá nhiều muối??
  • Muối được cơ thể hấp thụ vào máu đầu tiên. Quá nhiều muối sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của máu. Khiến máu không ngừng lấy nước từ các bộ phận khác của cơ thể, làm cho huyết áp tăng lên rõ rệt. Khi huyết áp tăng lên, mức độ va đập của thành phần trong máu với tế bào nội moi mạch máu xảy ra thường xuyên hơn, khiến các tế bào này bị tổn thương, làm cho thành mạch máu bị xơ cứng dần. Huyết áp tiếp tục tăng lên, xơ vữa càng có cơ hội phát triển mạnh, độ lưu thông của máu càng kém dần đi, Máu đi nuôi các cơ quan giảm, dẫn đến tim đập nhanh, làm huyết áp tăng cao hơn nữa. Do đó, việc thu nạp muối quá nhiều sẽ dẫn tới vòng luẩn quẩn như vậy.
  • Tác giả có đề cập về ” muối tự nhiên” mà hiện nay được truyền thông ca tụng để cung cấp khoáng chất. Dù có nạp muối tự nhiên nhiều hơn mức cơ thể cần thì cũng đều có hại. Tác giả có gợi ý cho độc giả nên lấy muối từ rong biển hoặc hải sản. Ăn muối mỏ khai thác tự nhiên ( muối hạt to) với lượng ít dần.

Hiểu đúng về cách cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi. “Tăng cường canxi bằng việc đi bộ”

  • Dưới tác dụng của trọng lực, xương chúng ta luôn chịu sức ép, không được vận động 1 cách tự do. Do đó, xương sẽ ngày càng yếu đi. Để có xương cốt rắn chắc tác giả khuyên chúng ra nên đi bộ nhiều nhất có thể. Xương của chúng ta ngày càng gánh trọng lực nhiều bao nhiêu, lượng canxi trong xương càng tăng lên bấy nhiêu.
  • Tác giả giải đáp câu hỏi vì sao người già nói chung tuổi càng cao thì lượng canxi càng giảm???
    Chúng ta hình dung, xương giống như 1 ngân hàng mà cơ thể gửi canxi ở đó. Nếu canxi trong máu giảm, ngay lập tức có canxi từ xương bù vào. Nếu điều này tiếp tục tái diễn, sẽ dẫn đến hình thành bệnh. Tuy nhiên, nếu để chế độ ăn uống của chúng ta hợp lý thì lượng ion canxi trong máu hay trong xương đều sẽ được giữ lại ở mức cân bằng với nhau. Vì vậy, lượng canxi nạp vào không quá ảnh hưởng đến chất lượng xương, xương giòn là do chúng ta đi bộ quá ít. Cho nên, ở người già, vì ít vận động nên xương ngày càng giòn đi cho dù họ có uống bao nhiêu canxi đi nữa.
    Một phần lý do của điều này là sự suy giảm các hormone. Hormone dù ở nam giới hay nữ giới đều kích thích chuyển hóa các protein, tăng cường độ cứng của xương, độ dẻo dai, bền của cơ. Việc suy giảm hormone cùng với phân tích ở trên đều là những yếu tố làm cho xương ngày càng khó lưu giữ được canxi trong xương. Bên cạnh đó việc thiếu vận động khi về già sẽ dẫn tới những cơn đau khớp gối và thắt lưng ngày một rõ rệt.

3. Quay trở lại chủ đề phương pháp ” Ăn mỗi ngày một bữa”

Phương pháp này có thể áp dụng khi nào?
Theo lời tác giả thì nên áp dụng vào bữa tối ( bữa cuối cùng của 1 ngày). Nếu ăn bữa trưa có nhiều người do tính chất công việc làm việc bên ngoài, không tiện mang theo đồ ăn đến chỗ làm,……. thường khi ăn no, chúng ta rất dễ bị cơn buồn ngủ tấn công. Nếu cần làm việc gì đó quan trọng cần tập trung trí óc cao độ hay thi cử,…. sau khi ăn no rất dễ bị buồn ngủ.
Bạn có biết bộ não của chúng ta làm việc tốt nhất khi nào? Câu trả lời là khi đói. Bỗ não của chúng ta sẵn sàng đương đầu với mọi công việc quan trọng khi không ăn gì. Nếu vẫn ăn, chúng ta nên ăn với chế độ sao cho đường huyết không tăng mạnh sau khi ăn.
Tác giả cũng lưu ý những trường hợp đặc biệt như trẻ em đang tuổi ăn tuổi lớn, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh dễ hạ đường huyết,.. là những đối tượng không thể để bị đoi, nên phải ăn theo kiểu Bữa ăn cơ bản 1 ngày 3 bữa.

Vấn đề là chúng ta nên ăn gì khi đói?

Cơ thể chúng ta cũng đòi hỏi được cung cấp những thứ mà chúng ta thấy thèm. Đó chính là các dưỡng chất cần thiết.

Vì chỉ ăn 1 ngày 1 bữa nên tác giả khuyên chúng ta tập trung ăn những món ăn đơn giản, thanh đạm. Thay vì ra hàng ăn, những món sử dụng quá nhiều dầu mỡ, chất phụ gia, điều vị ( ăn quá nhiều dễ sinh bệnh) ta thay thế bằng những bữa ăn gia đình tự chế biến, thực phẩm tươi, thanh đạm, hạn chế dầu mỡ. Ví dụ chọn ăn cà chua tươi sống thay vì chai tương cà bán sẵn,…….

Bí mật và tác dụng của việc “bụng sôi”

Khi thấy đói chúng ta hay nghe thấy những tiếng sôi bụng” ùng ục”. Theo phản xạ, khi đói chúng ta tìm đồ ăn ngay. Bạn hãy thử đọc phần này và thay đổi quan điểm nhé!

Tác giả giải thích vì sao khi ta đói bụng sẽ phát ra tiếng kêu ” ùng ục” . Ở cửa vào ruột non của tất cả động vật có vú trong đó có cả con người, đều có cơ quan cảm biến chờ thức ăn . Khi bạn áp dụng phương pháp mỗi ngày 1 bữa đến một lúc nào đó khi thức ăn không được cung cấp, ruột non sẽ bị công cào và sản sinh ra hormone tiêu hóa được gọi là ” Motilin”. Hormone này dựa vào việc co thắt dạ dày, sẽ cố gắng gửi hết phần đồ ăn còn sót lại trong dạ dày mà chúng ta không hề biết đến ruột non. Hoạt động này gọi là “co thắt đói” chính nó tạo ra tiếng “ùng ục” chúng ta vẫn thường hay nghe.

Khi dạ dày bị Motilin siết chặt, nhưng không có chút thức ăn nào được đưa vào cơ thể. Lúc này, dạ dày sẽ tiết ra một loại hormone để nhận diện tình trạng đói bụng đó là “Ghrelin”. Hormone này được tiết ra từ niêm mạc dạ dày bị kích thích do đói bụng và làm việc ở vùng dưới đồi của bộ não, tạo ra sự thèm ăn. Đồng thời nó tác động đến tuyến yên của não, và tiết ra hormone sinh trưởng ( hormone trẻ hóa). Có nghĩa là khi bụng đói tạo ra tiếng ùng ục, cơ thể của bạn sẽ dần dần trở nên quyến rũ hơn nhờ sự hoạt động của hormone trẻ hóa. Cho nên, kể cả khi bụng có kêu đến mấy đi nữa, các bạn cũng đừng vội ăn ngay mà hãy tận hưởng giấy phút của sự trẻ hóa nhờ vào hormone sinh trưởng này.

Khi đói là lúc cơ thể sẽ đốt lượng mỡ dự trữ có bên trong ta. Hãy thử tận hưởng khoảnh khắc khi tiếng ùng ục trong bụng vang lên. Vì chính vào lúc này ( lúc đói) gen Sirtuin, gen sinh tồn được đánh thức. Nhờ có gen này, khắp cơ thể chúng ta, kể cả phần bị tổn thương sẽ được kích thích phục hồi, đồng thời kích thích cả sự trẻ hóa và khỏe mạnh trong mỗi chúng ta.( tôi có được biết điều này từ một cuốn sách về sức khỏe khác).

Và khi bụng kêu lên những tiếng “ọc ọc” là khi khả năng sinh tồn trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Đây chính là tác động của gene “Sirtuin” (gene trường thọ). Tuy nhiên, điều kiện cần để gene này phát huy được tác dụng của mình là ” đói bụng”. Vì nếu cơ thể không ở điều kiện bụng đói và reo “ọc ọc” gene này sẽ không thể hoạt động, nên ở trạng thái bình thường nó cũng chỉ là “người hùng giấu mặt ” thôi. Vì thế chúng ta hãy cứ để bụng kêu “ọc ọc”. Làm như vậy, gene Sirtuin sẽ nhanh chóng được kích thích trong cơ thể và giúp dần dần khôi phục những chỗ bị tổn thương. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng sự lão hóa. hay bệnh ung thư cũng đều là kết quả của việc dị biến gene. Với phương pháp” mỗi ngày một bữa” chúng ta cũng có thể trẻ hóa và phòng chống ung thư.

Vậy khi bụng đang đói nhưng chúng ta không cung cấp thức ăn thì cơ thể sẽ như thế nào??

Câu trả lời là cơ thể sẽ cố gắng phân giải mỡ nội tạng được cất trữ để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Vì mỡ nội tạng là nhiên liệu được dùng trong trường hợp khẩn cấp, được lưu trữ để “ngủ đông” trong cơ thể, nên trong điều kiện không có nhiều tác động, nó sẽ không bị đốt cháy. Dù bạn có vận động nhiều đến đâu đi nữa, thứ được ưu tiên sử dụng trong cơ thể đa phần sẽ là đường glycogen. Nên sau khi chơi thể thao, cơ thể sẽ bị hạ đường huyết, dẫn đến việc bụng bị đói, và ta lại phải ăn. Khi đó insulin sẽ được tiết ra làm cho cơ thể tích thêm mỡ nội tạng. Theo cách này, vô hình trung sẽ hình thành hội chứng chuyển hóa.

Nếu thực hiện phương pháp ” mỗi ngày 1 bữa” vòng bụng nhất định sẽ giảm bớt vì mỡ nội tạng sẽ bị đốt cháy. Vòng eo sẽ thon gọn hơn. Hơn nữa, sẽ có hormone kỳ diệu được sản sinh ra từ tế bào mỡ vào lúc này. Đó là hormone Adiponectin. Vì vậy, nếu bạn giảm cân bằng phương pháp” Mỗi ngày 1 bữa” thì hormone Adiponectin sẽ được kích hoạt, giúp dọn dẹp sạch sẽ mạch máu trong cơ thể và khiến bạn trẻ ra.

Có thể bạn chọn bữa ăn duy nhất trong ngày của mình là bữa sau khi bạn nghe tiếng sôi ùng ục trong bụng thì bạn hãy cứ tận hưởng khoảnh khắc hay những tiếng sôi bụng đó để cho các gene sinh tồn làm việc, tái tạo tế bào. Sau khoảng thời gian đó bạn có thể đi chuẩn bị bữa ăn chính của mình. Đây là bữa ăn quan trọng, bữa ăn chính nhưng không nên ăn lấy được để bù lại năng lượng đã mất. Bởi lẽ các gene dự trữ hoạt động rất tốt vào thời điểm cơ thể chuẩn bị rơi vào trạng thái đói, giúp cho việc thu nạp dinh dưỡng diễn ra trơn tru hơn, 1 lượng nhỏ chất béo được nạp vào cơ thể cũng có thể được chuyển hóa thành mỡ nội tạng. Đó là lý do vì sao trong ngày nếu chúng ta không đói thì không nên ăn. Chúng ta cần lắng nghe cơ thể mình.

Giờ chúng ta bàn đến việc làm thế nào để áp dụng phương pháp ăn ” Mỗi ngày 1 bữa” mà vẫn không khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng??

Tác giả có phân tích về việc tính quan trọng của chất dinh dưỡng không chỉ có lượng mà còn có cả chất nữa. Do đó, ăn nhiều không đồng nghĩa với việc cũng cấp đủ chất dinh dưỡng. Có nhiều người ăn quá nhiều tinh bột và đường, có người lại ăn quá nhiều đạm. Những kiểu ăn này đủ về lượng nhưng lại không đủ dưỡng chất cần thiết. Nếu kéo dài, 1 số chất dinh dưỡng cần thiết để chuyển hóa những chất có hại này lại ngày một suy giảm dẫn tới thiếu hụt.

Chúng ta chưa thể thống kế hết trong tự nhiên có bao nhiêu loại chất dinh dưỡng mà mưới chỉ biết tới 46 loại chất dinh dưỡng không thay thế được đối với cơ thể con người. Những hiểu biết về dinh dưỡng của chúng ta chỉ là con số nhỏ trước nguồn dinh dưỡng tự nhiên vô tận. Và chỉ cần thiếu 1 chất trong số đó, mọi nỗ lực bổ sung đều trở nên vô nghĩa. Dù chúng ta có lấy 10 chất dinh dưỡng khác bù lại cho 1 chất dinh dưỡng đó cũng không thể khỏa lấp được hệ quả của việc ăn uống mất cân bằng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Cho nên chúng ta hãy ăn ít lại và chú ý hơn tới cân bằng dinh dưỡng. Đó gọi là “dinh dưỡng đầy đủ”.

Cân bằng dinh dưỡng là nạp vào cơ thể 1 lượng đủ chất tương đương với lượng cấu thành nên cơ thể chúng ta. Tác giả nhấn mạnh việc chọn ăn cá. Và có hướng dẫn cách bổ sung toàn diện trong bữa ăn có tên” cá nhỏ” . Cách “ăn từng phần, da ra da, xương ra xương, đầu ra đầu” như vậy cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Tất cả các phần thức ăn đều hữu dụng. Theo quan niệm phật giáo, mỗi sinh vật có mặt trên đời này đều có vai trò của nó, không sinh vật nào tồn tại một cách vô ích. Thực phẩm của con người, cá, ngũ cốc, rau… cũng vậy. Nói cách khác, tất cả thực phẩm đều là ” thực phẩm toàn vẹn“, đem lại cho chúng ta sự cân bằng trong chính cơ thể mỗi người. Cho nên, dù là thực phẩm loại gì đi nữa, hãy chia chúng thành từng phần và ăn trọn vẹn.

Rau, củ , quả không mang thức gì gọi là “thừa”. Chúng là thực phẩm toàn vẹn. Chúng ta nên ” có lá ăn lá, có vỏ ăn vỏ, có rễ ăn rễ” và ăn toàn bộ chúng, không nên vứt đi bất cứ thứ gì thuộc về chúng. Tác giả có lấy ví dụ về củ cải đường thường chúng ta hay gọt bỏ phần vỏ chỉ ăn phần bên trong ( vốn chứa chủ yếu là đường) trong khi đó lớp vỏ lại chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng không kém. Ở lá có chất khoáng và nhiều vitamin, lớp vỏ ngoài chứa nhiều polyphenol có công dụng chống oxy hóa. Vì vậy, nếu chúng ta ăn tất cả những gì trong rau, củ, quả chúng ta sẽ vừa không thấy cái gì cần bỏ đi, vừa đem lại cảm giác thú vị, trân trọng đồ ăn. Đó là cách ăn mà chúng ta cần hướng tới để thích nghi với thời đại ăn no đủ hiện nay. ( Chỗ này liên hệ bản thân t cũng đã thực hành, duy trì được việc trân trọng mọi thực phẩm ta có và cũng áp dụng ăn thực phẩm toàn vẹn trên mỗi loại thực phẩm mà gia đình t ăn.)

Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh về vitamin B1 rất dễ bị thiếu hụt hiện nay do thời đại công nghệ xay xát, tiện ích phát triển. Ví dụ như thói quen ăn đồ ăn nhanh, các loại mỳ, bánh mỳ mà nguyên liệu chính là gạo. Trong quá trình xay xát hạt lúa chỉ giữ lại lớp gạo bên trong mà bỏ hết lớp vỏ ngoài cám trấu đi. Kết quả dẫn đến việc thiếu hụt vitamin B1. Nếu làm các loại bánh từ bột còn nguyên lớp cám thì rất tốt. B1 cũng có nhiều trong thịt lợn và bánh mỳ đen (bánh mỳ nguyên cám). Tác giả dẫn chứng vì sao lính thủy quân Âu Mỹ trước dù đi đường biển dài ngày nhưng vẫn không bị bệnh Beriberi( 1 căn bệnh do thiếu hụt vitamin B1 khiến rất nhiều người chết tại 2 cuộc chiến Nhật – Thanh và Nhật -Nga). Đọc đến đoạn này tôi đã cầm sách đọc ngay cho các con của mình nghe và nhấn mạnh với chúng vitamin B1 quan trọng thế nào và thường có trong thực phẩm nào để việc thuyết phục chúng duy trì ăn cơm gạo lứt hàng ngày cũng như ăn củ để nguyên vỏ mà mẹ hay nấu ( trước có lần chúng cằn nhằn vì bảo không thích ăn vỏ củ khoai tay, cà rốt.)

Tâm lý thông thường mỗi khi đói nếu ta để vậy cơ thể sẽ tự đốt mỡ, năng lượng tiêu hao tức cơ thể hao hụt chất dinh dưỡng. Vậy, phải làm thế nào khi đã đốt cháy mỡ cơ thể vẫn không đủ dinh dưỡng???
Câu trả lời là cần có bữa ăn. Nhưng nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ trở nên ì ạch, khó chịu. Do đó, khi đã cảm thấy no bụng, việc kìm hãm cảm giác thèm ăn lại là điều thật sự cần thiết. Có 1 thứ sẽ giúp bạn đó là hormone Leptin được sinh ra từ quá trình cấu thành mỡ. Hay còn được gọi là ” hormone gầy”. Leptin được sản sinh sẽ giúp chúng ta kiềm chế cảm giác thèm ăn mỗi khi no bụng. Ở những người béo phì và tình trạng béo phì trong 1 thời gian dài thì leptin hầu như không hoạt động. Việc áp dụng phương pháp ăn này điều đầu tiên chúng ta nhìn thấy đó là giảm cân. Nhưng kết quả kỳ diệu không chỉ là trọng lượng cơ thể giảm xuống nhanh chóng. Chúng ta cùng phân tích nhé!

  • Đầu tiên, là mùi cơ thể sẽ giảm hoặc biến mất sau khi áp dụng phương pháp ăn này 1 tuần. Nguồn gốc gầy ra mùi cơ thể là tuyến bã nhờn.
  • Tiếp theo, vòng bụng sẽ giảm xuống và Cholesterol là nguyên liệu của hormone giới tính. Đặc biệt làm tăng lượng hormone nam giới có tên” androgen” được tiết ra từ tuyến thượng thận. Trong trường hợp bị stress, lượng hormone này hoạt động làm tâng mỡ dưới da, gầy ra mụn, trứng cá, hôi nách, gầu, bị rụng tóc. Khi Cholesterol bị giảm xuống thì mùi cơ thể và mụn trứng cá cũng không còn nữa. Như vậy, áp dụng phương pháp này không chỉ là cách giảm cân, mà còn khiến da dẻ đẹp hơn và giúp xóa tan mùi hôi cơ thể. Hơn nữa, lượng Androgen bị giảm xuống nhờ phương pháp ăn mỗi ngày 1 bữa cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư do hormone giới tính như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.
  • Phương pháp ” mỗi ngày 1 bữa” có thể giúp bạn phòng chống hiện tượng tóc mỏng ở người trẻ. Vì Androgen là hormone nam nên cũng là tác nhân làm sạm da, lông mọc rậm. Phương pháp này sẽ rất hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề này của hội chứng chuyển hóa. Còn ở đàn ông thì nó lại phát huy hiệu quả đối với chứng tóc mỏng. Tác giả có giải thích vì sao sư tử đực có bờm mà bờm lông lại chỉ mọc từ trên trán giúp sư tử đực dễ quan sát, phát hiện ra kẻ thù. Vì đã có sự chuyển hóa enzyme. Đây là sự tiến hóa mà động vật đã thu nhận được. Còn lý do khiến chúng ta rụng tóc khi bị stress vì khi stress lượng androgen sẽ tăng lên và chuyển thành hormone tóc mỏng do quá trình chuyển hóa enzyme.

Bạn có biết trong những phương pháp giúp khỏe mạnh, trẻ lâu lành mạnh chúng ta cần lưu ý, quân tâm 3 ý quan trọng là gì không?

  • Bụng đói: như chúng ta phân tích ở trên
  • Hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng: tức là thực phẩm toàn vẹn. Có gì ăn đó…..
  • Ngủ say: Trong cuốn sách, tác giả có nhấn mạnh đặc biệt sự quan trọng của giấc ngủ. Bạn có biết khi ta ngủ say trong khoảng thời gian vàng từ 10h-2h sáng cơ thể sẽ sản sinh ra 1 loại hormone trẻ hóa đó là gen sinh mệnh ( trường thọ). Tác giả phân tích cho chúng ta hiểu về giấc ngủ RemNon-Rem như sau:
    + Trong giấc ngủ Rem, bộ não dần dần bị đánh thức. Thường trong giấc ngủ này, người ta thường mơ và cứ 30 phút hoặc 1 tiếng lại quay về trạng thái ngủ. Việc lặp đi lặp lại như vậy chính là lý do khiến cơ thể bị mệt và vì bộ não đa phầ đã tỉnh, nên nếu cố ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi rã rời.
    + Còn trong giấc ngủ Non-Rem, khoảng thời gian vàng vừa nêu trên chính là trạng thái bộ não chúng ta được nghỉ ngơi chính thức trong giấc ngủ Non-Rem này. Chúng ta thường hay giấc ngủ Non-Rem này nằm trong giấc ngủ của trẻ em. Trẻ em thường ngủ rất say, vì trong khoảng thời gian này lượng hormone sinh trưởng được sản sinh ra rất nhiều, khiến trẻ gia tăng về chiều cao, nên chúng ta hay có câu :” nuôi con trong lúc ngủ”. Điều này giải thích vì sao gia đình nào thiết lập nếp sinh hoạt giờ ngủ cố định cho trẻ, những trẻ ngủ nhiều hơn ăn mà vẫn lớn, phổng phao.
    Đối với người lớn đã kết thúc quá trình trưởng thành, các giấc ngủ Non-Rem sẽ dần dần mất đi. Tuy nhiên, các giấc ngủ Rem và Non-Rem vẫn luân phiên nhau thay đổi đều sau mỗi tiếng đặc biệt trong khoảng thời gian 10h-2h sáng.
  • Trong khi ngủ, đặc biệt trong khoảng thời gian vàng chúng ta không chỉ giảm được cân do hormone sinh trưởng sẽ đốt cháy mỡ nội tạng và còn làm săn chắc cơ do quá trình đồng hóa protein diễn ra nhờ vào hormone sinh trưởng. Ngoài ra, nó còn làm đẹp da hữu hiệu. Hormone sinh trưởng được sinh ra nhờ việc ngủ say sẽ hấp thụ melanin bị tích tụ dưới da đem lại cho cơ thể làn da mịn màng.
    Thêm nữa, tác dụng điều trị vết thương, chữa lành những tổn thương do mất vệ sinh bên trong mạch máu, khí quản và đường tiêu hóa cũng là công việc của hormone sinh trưởng. Do đó ngoài việc trẻ hóa nó cũng được kỳ vọng về hiệu quả phòng chống ung thư.
    Rất mong bạn lưu ý điều quan trọng sau đâu: Hormone sinh trưởng này chỉ có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ 10h-2h sáng hôm sau. Đó là loại hormone có thời gian hạn chế.
  • Chúng ta cần tuân theo “đồng hồ sinh học” . Con người là 1 phần của tự nhiên và đó là lý do chúng ta phải gắn bó mật thiết với nhịp điệu của tự nhiên để sinh tồn.

Ở phần cuối cuốn sách tác giả có đề cập đến mối liên hệ giữa sức khỏe và thể thao. Chúng rất quan trọng.

Và đặc biệt tác giá nhấn mạnh việc đi bộ rất quan trọng, đi bộ nhẹ nhàng không khiến nhịp tim bị tăng dột ngột. Nếu dy trì đều đặn sẽ rất tốt.
Chi tiết quan trọng này không phải ai cũng biết. Cơ thể chúng ta máu được vận chuyển đến mọi tế bào nhờ vào tim. Tuy nhiên, hoạt động của tim chỉ dừng lại ở việc gửi máu đi, không hề có khả năng trả máu về. Để vận chuyển máu về lại tim, cơ thể phải sử dụng 2 bộ phận là bắp đùi và cơ lưng, còn được gọi là “quả tim thứ 2”. Do vậy, từ hôm nay bạn chỉ cần duy trì thói quen đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên là được. Như vậy, bạn vừa không làm tăng nhịp tim, vừa không khiến cho tim phải chịu gánh nặng mà vẫn kích thích hoạt động bơm ở bắp đùi và cơ lưng.

Vậy nên đi bộ như thế nào, trong bao lâu??

“1 ngày 10.000 bước” tác giả chọn cách đi bộ mà trông thật bảnh bao:

  1. Hóp bụng và ưỡn ngực.
  2. Tay vung nhẹ nhàng.
  3. Đi từ từ với bước đi dài nhất.
    Đây là tư thế đi bộ tốt nhất giúp cổ, đầu gối, nội tạng không bị chịu gánh nặng. Chúng ta đã tập trung sử dụng toàn bộ phần cơ bụng, cơ xương sống và cơ đùi.

Chỉ cần bạn xây dựng cho bản thân thói quen này, dù không mất công sức chuẩn bị thời gian đi dạo, vóc dáng của bạn cũng sẽ trở nên tốt hơn. Vòng eo sẽ trở nên thon gọn. Bằng việc thay đổi tư duy, chỉ trong thời gian ngắn nhưng vẫn mang lại hiệu quả rất lớn. Đây chính là phương pháp” Naguro Flow”. (Bạn nên nhớ để duy trì được thói quen lâu dài, bền vững thì cần phải có kỷ luật bản thân nữa bạn nhé!)

Phần cuối là ý kiến nhỏ bé của cá nhân t sau khi đọc cuốn sách này cũng nhưng 1 vài cuốn sách về sức khỏe khác:

Đọc xong cuốn sách này”Ăn ít để khỏe” t nghĩ sẽ có không ít bạn đọc hiện đang ăn đầy đủ ngày 3 bữa hoặc có những thói quen ăn nhiều, ăn vặt,… sẽ thấy phương pháp này khó áp dụng và không phù hợp với mình. Cá nhân t nghĩ, những kiến thức logic, khoa học về sức khỏe tác giả nên trên là rất đúng. Nhưng đúng là đang có thói quen ăn 3 bữa hoặc ăn nhiều mà thay đổi ngay phương pháp này sẽ khá là “cực hình” với 1 số người.

Hiện nay, về bản chất do cuộc sống thay đổi, chúng ta đang sống trong thời kỳ hiện đại, no đủ nên cơ thể chúng ta đang dung nạp đồ ăn vào cơ thể nhiều hơn mức cơ thể cần. Thay vì đổi hẳn sang chỉ ăn 1 bữa chúng ta có thể áp dụng phương pháp ăn giảm dần về lượng ( lưu ý ăn ít nhưng cần về chất như tác giả có nên ở trên: ăn đa dạng dinh dưỡng, thực phẩm toàn vẹn ….để cơ thể không bị thiếu hụt dưỡng chất.). Và điều quan trọng nhất đó là áp dụng và nghe ngóng cơ thể mình. Có thể phương pháp này phù hợp với người này. Phương pháp kia phù hợp với người kia,… để điều chỉnh lại chế độ ăn 1 cách hợp lý hơn.

Cá nhân t sau gần 2 năm áp dụng phương pháp chỉ ăn đủ lượng cơ thể cần chứ không ăn dư để giảm tải cho đường ruột, đặc biệt chú trọng đến việc ăn tăng chất xơ trong mỗi bữa ăn từ những rau củ quả tự nhiên, uống đủ nước mỗi ngày… kết quả đầu tiên t nhìn thấy đó là chứng táo bón của mình đã biến mất, cơ thể nhẹ nhõm chỉ duy trì ở mức cân nặng 46kg. Khi áp dụng quen t tự nhận thấy m không thích ăn nhiều, khi ăn t hay lựa chọn ăn những thực phẩm tốt cho cơ thể chứ không chọn thực phẩm đồ ăn nhanh, đóng gói sẵn ( có chất phụ gia, bảo quản không tốt cho sức khỏe.), ăn những thực phẩm đúng mùa vụ mùa nào thức ấy và từ hồi đọc sách mỗi khi thấy bụng sôi t rất vui vẻ chào đón và chờ nó đi qua vì biết rằng gene sinh mệnh đang được kích hoạt, đốt cháy mỡ nội tạng và sửa chữa tế bào. Ngoài ra, để ý đến sức khỏe cũng tiết kiệm cho t khá nhiều về tiền mua thực phẩm. Trong nhà t, những món đồ t chi nhiều lại vào các loại hạt, những loại gia vị tự nhiên không chất bảo quản, những loại rau củ tươi sống an toàn. Điều to lớn nhất mình nhận thấy đó là t đã lan tỏa và áp dụng lối sống lành mạnh cho chính gia đình mình. Cho chồng và các con và với hy vọng sau này các con có cuộc sống riêng cũng biết quý trọng sức khỏe và chọn cho gia đình nhỏ của chúng 1 lối sống lành mạnh nhất.

Cám ơn bạn đã đọc bài!!!

One thought on “Ăn ít để khỏe – YOSHINORI NAGUMO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *